Những bài thơ để đời trên báo MAI

Năm 1964  nhà văn Bữu Ý rời Huế vào Saigon  để phụ trach tạp chí Mai theo lời mời của chủ nhiệm Hoàng Minh Tuynh.  Mặc dù trên trang đầu hay trang cuối, không thấy tên Bữu Ý phụ trách Tòa soạn, chỉ thấy tên chủ nhiệm Hoàng Minh Tuynh, nhưng qua các bài vở, chúng ta nhận ra bóng dáng của chàng trai xứ Huế ấy bao trùm hầu hết các trang báo. Qua các bài vở mang  những bút hiệu khác nhau, nhưng ta biết ngay là của Bữu Ý. Ví dụ Bữu Uyên, Nguyễn Phước, B.Y, … Đấy  chỉ là ba bút hiệu mà anh Đinh Cường kể với tôi, còn nhiều bút hiệu khác khi đọc thì nhận ra ngay văn phong của ông, nhưng không kể ra đây. Ngoài ra, ta thấy  đứng đàng sau ông là cả một đội ngũ bạn bè của ông như Ngô Kha, Phạm Thế Mỹ, Đinh Cường, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Công Thiện, Đặng Tiến…


Bữu Ý đã đưa vào Mai một khí hậu mới,  dành chỗ  cho  văn chương, văn học  với  tất cả sự trân trọng qua các bài của Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Đặng Tiến, Đinh Cường, Trịnh Cung, Lâm Triết, Ngô Kha, Phạm Thế Mỹ, Song Linh, Bữu Uyên, Nguyễn Phước (kịch), Nguyễn Xuân Hoàng (kịch và dịch),
Nhưng, đến cuối năm 1964 thì cái bóng của Bữu Ý ấy đã biến mất.  Cái cáo tri nhỏ ở trang đầu của số báo 47&48 cho biết là kể từ số  sau.  hình thức nội dung hoàn toàn đổi khác “thể theo lời yêu cầu của nhiều độc giả”.

(Mai bộ mới)

Mai  đã  không còn là vùng đất cho lớp trí thức trẻ dụng võ  nữa mà trái lại nó  mang tính cách chính trị thời thế và tôn giáo, đặc biệt là ky tô giáo.

Để hồi tưởng lại một thời  dù hết sức ngắn ngũi nhưng đã  mọc lên những vì sao mai sáng rọi cả bầu trời của văn nghệ miền Nam, chúng tôi  xin post những trang thơ từ  Mai  trong thời gian Bữu Ý làm việc tại tòa soạn Mai. Đó là những trang  thơ để đời, những di sản văn chương miền Nam.

Trần Hoài Thư
(
Lưu ý: : Mặc dù cố gắng hết mình, với hàng chục lần test (đô sáng, độ tương phản, resolution etc…)  mục đích là giúp bạn dọc những trang chụp được rõ, nhưng vì  khổ báo quá lớn, nếu muốn đọc rõ thì phải  điều chỉnh trang sang khổ FULL Screen,  sau đó thì zoom.( +) hoặc (-) ..( Các nút  điều chỉnh này nằm  ở  phia dưới mỗi trang báo)

Click để đọc.

4 trang thơ của Ngô Kha 
(Mai số 39)

Hai trang thơ  của  Đinh Cường
(Mai số 40 tháng 4-1964)

Hai trang thơ  của Hoài Lữ.
(Mai số 42)

%d bloggers like this: