Cuối cùng tôi đã tìm được nó…

Tôi đã tìm  được nó, con nai từng là nạn nhân của  lũ người hung bạo ! Khi  không có một đám ba người mang  đến máy cắt cỏ, máy tỉa lá, cành, bụi rậm ầm ầm liên thanh, , vang rền tứ phía khiến nó từ trong bụi ở  sau vườn phải kinh hôn bạt vía,  bất lực khi cố thoát khỏi bờ rào sắt cao quá đầu người. Và sau khi bọn người ấy đi rồi, nó mới hết hồn, đứng nhìn tôi. Tôi thấy cả mỏm nai, trán nai, tươm đầy máu me. Tôi biết nó đau lắm. NHất là nó đã lũi vào cái bụi gai rậm, mà có lần tay tôi bị vướng, nhức đau không thể tả. Nhưng nó không cho tôi đến gần. Nó sợ loài người. Tôi chỉ còn cách là lùa nó ra ngoài lộ. Nó còn bé quá. Lưng đầy đốm trắng chứng tỏ nó vẫn chưa trưởng thành.


                 Sau cơn  địa chấn. (Cả mỏm nai bị thương tích đầy máu)

 

Kể tử buổi ấy, tôi đổi lộ trình tuyến đường  quen thuộc  mà tôi vẫn hay dùng khi đi thăm nuôi bà xã ở viện dưỡng lảo. THay vì còn đường chính là Terrill, lộ hai lane rộng, vận tốc cho phép là 40 miles một giờ, tôi lại chọn con đường rừng nhỏ hẹp vận tốc cho phép chỉ 25 miles một giờ mà đi. Vừa lái vừa nhìn hai bên, cố tìm con thú đáng thương.  Tôi muốn thấy con thú với những đốm tròn trắng như bông trên thân. Tôi muốn lòng tôi an tâm khi biết là nó vẫn còn bình yên.
Và khi trở về từ nursing home cũng vậy. Tôi chọn đường trong rừng mà lái. Cả một tuần như vậy, một ngày 4 lần  cùng một tuyến lộ, giữa những rừng sồi, rừng phong bát ngát, qua những trủng cỏ xanh mênh mông hay những mái nhà  cô độc, chung quanh, trước sau là bãi cỏ xanh tươi, nhưng đầu óc tôi cứ miên man nghĩ đến con nai bé nhỏ đứng nhìn tôi sau vườn.  NHìn vậy nhưng vẫn cò một khoảng cách lớn. Bởi vì nó là con thú nhút nhát nhất, dại khờ nhất. NHút nhát thì Trời cho nó đôi tai thật thính và bốn chân thật cao để dễ dàng phóng. Còn dại khờ thì trời không cho. Bởi đôi mắt không phân biệt được hai ánh đèn pha của chiếc xe chạy trên đường, bởi đôi mắt  không nhận ra muôn vàn nguy hiểm khi phóng vào một chiếc xe đang lao đến…
Có khi lối tự sát này đã gây tai nạn thảm khốc cho người ngồi trên xe. Bởi vậy, trên con đường rừng, thỉnh thoảng vài bảng  coi chừng nai phóng qua đường được dựng lên  để cảnh cáo tài xế….

Từ sự đổi lộ trình, đưa tôi đến thói quen là mỗi lần qua một công viên nhỏ gọi là Sleepy Hollow Park, tôi hay dừng xe lại, để vào công viên mà ngồi trên băng đá. Hoàng hôn với bầy ngỗng trời hay vị trời tụ bầy trên bờ hồ, một fontaine nước nhả những tia nước bắn lên cao, hồ đầy lục bình. NHớ đến Y. ước ao được ăn cá rô. Chắc hồ này nhiều cá rô lắm. NHưng không thể. Qui luật của công viên Mỹ rất nghiêm ngặt. Không cho phép câu cá trong công viên. Bất tuân sẽ ở tù như chơi.
Chính trong những giờ phút này, tôi mới thấy mình không còn cảm thấy cô đơn nữa. Tôi có một đất trời đang bao bọc lấy tôi. Tôi có những ân điển mà Thượng Đế đã dành cho tôi, trong tuổi già. Còn đòi hỏi gì nữa.  Khi không tôi có mặt tại đất Mỹ này. Khi không tôi có tất cả những gì mà loài người khao khát nhất là tự do, khi không tôi có một chỗ ngồi thật yên tĩnh, nhìn rừng, nhìn mặt hồ, nhìn hoàng hôn sắp lặn. Đây chính là một điền trang vĩ đại nhất. Mà chỉ có con người mới cảm nhận. Chỉ tôi nghiệp cho con nai của tôi. Nó như thế nào. Có hồi phục hay là nằm phơi xác vì vết thương?  Phải chi giờ phút này, từ phía bìa rừng cuối công viên xuất hiện một bầy nai có chen lẫn một con có những bông đốm trắng trên thân, thì tôi vui biết bao nhiêu.

Cuối cùng, tôi ra xe lái về nhà. Đường nhà tôi nằm giữa  đường Leland và Terrill. TRước đây tôi vẫn hay dùng đường Terrill để trở về, khi gặp East 7 th street thì rẽ trái. Nhưng lần này vì lộ trình khác nên phải dùng đường Leland, gặp East 7 th  st. thì rẽ phải.
Lần  này tôi tìm gặp con nai tôi đang mong găp. Qua một đống thịt bầy nhầy  nằm giữa đường,  phủ lớp da đầy bông đốm trắng.

Gõ lòng

Mấy ngày nay tôi đổi hướng lái xe. THay vì chỉ biết một con đường quen thuộc ngắn nhất là Terrill, chỉ cần 7 hay 8 phút là đến Nursing home tôi lại dùng con đường chạy vào rừng. Tôi muốn tìm lại con nai có những đốm bông trắng trên thân. Từ lúc nó bị cái âm vang của máy cắt cỏ làm kinh hoàng khiến nó phải hoãng kinh  đâm đầu, chúi mõm vào hàng rào sắt, rồi vảo những bụi gai nhọn nhưng rất nhức vô cùng, để cuối cùng tôi phải tìm cách lùa nó ra đường cái để nó có thể trở lại với rừng. Kể từ buổi ấy, không ngày nào tôi mở cánh cửa sổ của phòng làm việc. Nhưng cả tuần không thấy một con nai nào bén mảng đến nhà tôi. Hay là chúng đã rao truyền là cái nơi tôi ở là một cõi dữ cũng nên.

Tôi làm sao để giải tỏa nỗi lòng minh. Cả một tuần, không thấy bóng một hai người bạn quen thuộc. Trước đây, có ngày chúng đến từng bầy, Có ngày chỉ một con lẽ loi. Chúng có mặt nhởn nhơ gặm cỏ, đôi tai vểnh lên trời. Và ở trong phòng, hai ngón tay tôi gõ trên keyboard, mà cứ nghĩ là âm thanh từ tiếng gõ hay từ những trang flipbook đã lót ra ngoài và đã được người bạn nai kia đón nhận như niềm chia sẻ. Vâng, tôi hiểu đây chỉ là một sự tưởng tượng. Nai và người là hai thái cực. Đôi tai của nai thính gấp 300 lần tai người, không phải để thưởng thức hay chia sẻ những tiếng gõ hạnh phúc của tôi – con người- mà là để cảnh giác đề phòng. Bởi nai không còn gì để tự vệ trừ đôi tai. Và bốn cái chân cao quá khổ. Nghe để mà chạy mà tránh.

Vậy mà, đến cả một tuần lễ không thấy một bóng con nai nào xuất hiện, chắc là chúng đã linh cảm về một hung thần ở căn nhà 719 này rôi. Làm sao tôi có thể giải oan cho tôi. Buồn mở cửa hòai không thấy bạn, tôi bèn lên xe lái vào rừng. Nhưng Sleepy Hollow thì quá bao la, cỏ và cây thì tràn ngập. Những ngôi nhà nổi lên như những cù lao xanh cỏ. Thỉnh thoảng tôi gặp những bầy nai đang gặm cỏ bên đường. Chúng nhìn thấy tôi. Có con hoảng sợ bỏ chạy. Tại sao vậy, Hay là chúng hiểu là chính con người là loài ác độc nhất trần gian này. Thà tránh thì tốt hơn.

Vậy mà hôm kia, buổi chiều, dưới cơn mưa vẫn còn rớt giọt, tôi lại gặp một con nai vàng đang một mình gặm cỏ trước nhà tôi. Mừng quá, tôi tắt máy xe, ngồi yên trong xe. Con nai nhìn tôi một đổi rồi tiếp tục gặm cỏ. Sự có mặt của nó đã làm tôi vui quá đổi. Rõ ràng chúng vẫn không xem nơi này là cõi dữ, vẫn đến với tôi…
Tôi thở phào như trút hết những ý nghĩ đen tối trong đầu.

[sliders_pack id=”47056″]

 

Ngày hôm sau, nhà tôi được cơ hội đón hai người khách quí. Đó là anh chị TRần Doãn Nho. Anh đã một mình lái xe từ Boston xuống NJ để thăm vợ chồng chúng tôi.
Hôm qua Y. rất vui. Anh chị TDN cũng rất vui. Và tôi cũng rất vui. NHất là chị TDN. Đây là dịp tôi được thấy anh chỉ cách cho chị để chụp hình anh em chúng tôi. Phải cầm làm sao. Phải bấm nút nào. Ngón tay đừng che lỗ kính. Thương chị khi chị bảo cả đời chị chưa biết cầm cái máy digital bấm nút ra làm sao … Vậy mà chị lại cho chúng tôi một bức hình quí giá đẹp đẻ vô cùng ! Nó tỏa lên niềm lạc quan bừng sáng trong căn phòng mà người  đời thường bảo là nơi có những quan tài chưa đậy  nắp !

Y (đang cười) ., THT, TDN (chị TDN chụp)

Ghi vội (8): Hình background

…Chúng tôi bắt đầu xuống xe, lúc 10 giờ tối. Và mỗi trung đội được lệnh phải buộc những cuộn dây băng cứu thương vào lưng, kẻ trước người sau để khỏi bị lạc đường. Mưa xối xả. Nước mênh mông. Mỗi lần có trái sáng bắn lên, hay từ máy bay Mỹ thả xuống khu vực, chúng tôi phải khom người xuống nước, như cố che dấu những hình tượng mình trên đồng nước lụt. Tôi đi thứ hai sau người tiền sát hay một hồi chánh viên. Lý do tại sao thứ hai, vì tôi phải xem địa bàn phương giác để chỉ người lính tiền sát nhắm hướng mà bước. Có khi chúng tôi sa vào hố bom, và nước ngập quá cổ. Nhờ dây buộc, người sau kéokẻ bị sa chân lên…

Continue reading “Ghi vội (8): Hình background”

Ghi vội (4): Ông già khơi đám tro….

Hôm qua hàn thử biểu đã xuống đến 16 độ F, ( tức -9 độ C). Lạnh khủng khiếp. Lạnh đến độ ngoài đường vắng ngắt xe cộ. Lạnh đến độ mang găng, đội mũ trùm che cả mặt mày, vậy mà hơi thở như thể biến thành nước đá… Và muốn được ngồi trong lòng xe cho ấm, phải rồ máy mở heat sười cả năm mười  phút.
Lânh như vậy mà  tôi đã trải qua từ mùa đông này qua mùa đông khác, ngay tại vùng lạnh lẽo của nước Mỹ là vùng đông bắc này. Không thay đ8ổi. Bám trụ hoài. Như cây  người trồng chẳng ai muốn bứng.

Không phải muốn bám trụ, mà định mệnh xui khiến cuộc đời mình. Để rồi đôi chân phải biết bám vào vùng băng giá để mà bước. Tuyết phải xúc có khi cả thước che khuất cả bánh xe. Không xúc thì ai xúc đây. Còn nữa.  Còn một hai tai nạn suýt chết vì lái xe lên thư viện Cornell trong khi tuyết đóng băng. Có khi xe lủi vào bờ đường. Có khi xe không còn được điều khiển nữa, chạy tự do giữa đường….

Có khi từ  nursing home trở về,. Khi bước ra ngoài bãi đậu xe thì nghe âm vang réo gọi dậy cả một vùng trời của bầy ngỗng trời đang gọi bầy trốn tuyết… Thấy mình như một kẻ lạc loài nhất thế gian.

Giờ thì chỉ biết ngồi  để khơi đống tro tàn, may ra còn chút lửa để sưởi ấm mùa đông hiu quạnh này.

Không phải riêng ta mà người xưa cũng có một hoàn cảnh giống ta. Có nghĩa là cũng trải qua những mùa đông khắc nghiệt. Chỉ khác là một  đàng thì tự nguyện. Một đàng thì bị lưu đày. Cái mẫu số chúng cho một ông già hôm nay và ông già xưa là:

(Tuệ Sỹ “”cái giá đèn – Con chuột đói và hai đầu gối” – tạp chí Vấn Đề số 49 năm 1971)

 

Hai người đều khơi đống tro lạnh đêm đêm.  Một đàng thì nhớ quê nhớ bạn mà làm thơ cảm thán, còn một đàng.  bằng cách gõ hai ngón tay, và bằng đôi mắt như thể đui mù của mình. Một đàng làm làm thơ cảm thán. Một đàng nghe tiếng gõ reo vui:

Đêm ngày quạnh hiu tôi làm con chim gõ mõ
Cốc cốc hoài trên bàn phiếm keyboard
Ngón tay phải này gõ những nút lạnh trơ
Ngón tay trái kia sẵn sàng cntl, shift
Gõ, gõ, bao nhiêu ngày và đêm mãi miết
Tôi là  con chim gõ mõ già nua
Và ngón tay ngày xưa tôi dùng để bóp  lãy cò
Nay  làm phép để  biến thành những bit 1 và 0 yêu dấu
Gõ, tôi dang gõ trên keyboard hay vào tim mình rướm máu
Để những  linh hồn chữ chết được hồi sinh

Mừng quá đi thôi, con chữ đã lung linh
Và hai ngón gõ của tôi chừng như mầu nhiệm

 

con chữ đã lung linh. Mầu  nhiệm thật. Mầu nhiệm vì khơi tro để tìm ngọc và được ngọc . Như cuốn sách của Dương Nghiễm Mậu mà hôm nây ta biến nó thành Flipbook sau đây, do chính ta , tự miệt mài tìm tòi học hỏi. Tuyệt vời lắm bạn à. Chỉ click vào cái bìa là đọc cả cuốn sách, là thấy cả một thời văn chương lẫy lừng của  miền Nam. :

[3d-flip-book mode=”thumbnail-lightbox” urlparam=”fb3d-page” id=”41806″ title=”false” lightbox=”dark”]

:[3d-flip-book mode=”thumbnail-lightbox” urlparam=”fb3d-page” id=”41806″ title=”false” template=”short-white-book-view” lightbox=”dark”]

 

Ghi vội (3)

]Hôm nay tôi đã hoàn tất Vấn Đề số 47 năm 1970. Số này có truyện ngắn Ngày Tháng xa của tôi, lấy bối cảnh cô nhi việnTin Lành Hòn Chồng Nha Trang, nơi tôi có 2 năm dưới mái trường của cô nhi viện tên là Bết Lê Hem. (1955 – 1956???).

Tôi đã trải qua nhiều trường, và mỗi trường có những kỹ niệm riêng để mà lưu nhớ. Nhưng chỉ có trường cô nhi viện này là ngôi trường tôi nhớ nhất. Nhớ hình ảnh cô hiệu trưởng Hồng Ân, người đã nhìn trước con đường của tôi sau này.  Cô hiền lắm, dẹp lắm, lại sáng tác nhạc, lại đàn dương cầm cho tôi nghe:

Continue reading “Ghi vội (3)”

Ghi vội (2)

 


Chiều qua con tôi về thăm mẹ. Tôi mừng, ít ra Y. cũng “nễ” con mà hả miệng chấp nhận đồ ăn. Mấy hôm nay, hầu như tôi mệt lã. Tôi tha thiết muốn cho Y. sống thêm được ngày nào hay ngày đó, nhưng tôi muốn bắn chém mỗ tim nuốt sống cái con quỉ đang nhập vào bộ bán cầu não của Y
Tôi phải làm gì đây hở.
Lối giải quyết rất dễ dàng là làm một kẽ vô tình, vô tâm, bạc nghĩa. “mẹ thà như là hạt bụi – Em thà như hơi rượu cay…”

Thú thật, bây giờ tôi thua rồi, mệt mõi quá rồi, không phải vì cái mệt mõi của tuổi tác mà là cái mệt mõi của một kẻ đang bị con quỉ kia chế áp từ từ…

Càng ngày tủ lạnh nhà tôi càng đầy thức ăn, thực phẩm. Những bịt chả giò cả năm chưa bao giờ đụng đến, hay những bịt “chà bông”, những thịt, cá, những bịt bò vò viên, cá vò viên v…v… Và bao nhiêu đồ ăn nấu sẵn mà bạn bè thương tình gởi tới, phải đành vất vào thùng rác…  Đây có phải là cái nghĩa hay là cái nghiệp?  Sao mà nó quá nặng.

Con tôi về. Tôi  và thằng con – một bác sĩ chuyên khoa về nội thương  ra trường cách đây 20 năm., đứng hai bên giường hết lòng dỗ dành Y. Nước miếng đã đổ ra nhiều nhưng kẻ bệnh vẫn khư khư ngậm miệng. Y. đã trở thành một đứa con nít, giả bộ ói… Th. nói với mẹ, mẽ giả bộ, con biết. Mẹ muốn sống không. Y. gật đầu. Sống bao lâu? Trăm tuổi. Sống thì phải ăn ? Mẹ biết ai muốn mẹ chết không ? Ba!  Sao ba lại muốn mẹ chết ? Để ba có vợ khác !
Rõ ràng, cha con tôi đã vận dụng đủ cách để cho Y. hả miệng. Tôi thì xem như đầu hàng vì Y xem tôi là “ne pas”, chỉ còn con tôi là Y. còn nễ đôi chút. Nhưng mà nó đâu có ở gần với chúng tôi để mà thăm viếng mẹ thường xuyên.

Lúc này tôi cần phải cám ơn YouTube với những clip về “Bác Hồ”,  Út Trà Ôn, Thôn nữ miền Tây, hay những clip về quê hương miền đồng bằng sông Cữu Long …

Clip về “Bác Hồ” thật kỳ diệu. Khi cho Y. xem, thì chỉ chưa đầy vài phút là Y. thiu thiu nhắm mắt.
Còn những clip về quê hương như Nhịp sống đồng bằng, thôn nữ miền Tây, thì mắt Y. mở đăm đăm, chăm chú xem. Có khi Y. cất lời hát theo khi tôi cho nghe bài “Nụ Cười Sơn Cước”, “Ai lên Xứ Hoa Đào” v..v..

Khi “phỏng vấn”  Y. tại sao bà lại ngủ không chịu mở mắt để thấy những chip về “Bác Hồ kính yêu” thì Y trả lời rất tỉnh: Ông ấy có gì để mà nghe chứ…”

Vâng. Đó là cách tôi áp dụng để đuổi tà hầu giúp Y trở lại bình thường sau những trận điên cuồng.

Còn bạn, bạn hãy chỉ dùm tôi cách thức để áp chế cái con quỉ sa tăng ngày một lộng hành trong bộ bán cầu não của Y. Tôi vô vàn cảm tạ. Vô vàn biết ơn.

 

 

Ghi vội

 

1.
Hôm nay, blog này lại mang một khuôn mặt mới. Và cái tranh của Trần Q. Thoại được dùng để trang hoàng nhà.
cropped-hinh-dau-to-e1548152497911.jpg
Nhìn con thú với chiếc đầu quá lớn nằm bên con nai, tôi liên tưởng đến một con thú người. Vì chỉ có con người mới là một sinh vật có chiếc đầu to lớn nhất hơn muôn loài như thế. Thử hỏi có sinh vật nào lại có một nơi chất chứa hàng hàng lớp lớp chất chồng trí khôn, suy nghĩ, kiến thức như con người từ  khi mở mắt đến khi lầm chung ?
Còn nữa.  Còn sự hiện diện của con nai trong tranh. Tại sao không cọp, sư tử hay Phật, Chúa, Sartre, hay Camus, hay Lenin.. mà là con nai ?

Tôi bỗng nhớ những người bạn nai hay đến viếng thăm nhà tôi. Có khi tôi đang ngồi viết, nghe sột soạt bên ngoài. Mở hé cửa sổ thì thấy một con nai đang đứng sát ngoài cánh cửa…

2.
PVN mới chuyển một bài cảm nghĩ của một thân hữu độc giả TQBT, đăng trên Facebook về số TQBT kỳ này. Đọc ấm lòng lắm. Xin đăng lại để chia sẻ:

THƯ QUÁN BẢN THẢO
Tôi có may mắn nhận được Thư Quán bản thảo từ ngay số đầu tiên, và cho đến hôm nay đã là 83 số.
Mỗi lần nhận đuợc tạp chí văn học này, tôi “nâng niu” và đọc không sót một chữ nào. Nhiều lúc tôi muốn viết lên” tâm sự” gửi đến quí Anh chủ trương tạp chí, để nói một lời cảm ơn chân thành, một suy nghĩ về những gì mình đã đọc, về những bắt gặp khi đọc những áng văn hay, những vần thơ bất hủ của những người viết từ ngày xa xưa đó, những ngày chúng tôi chưa hề biết trong cuộc sống chung quanh mình đã có những người viết văn làm thơ hay như vậy. Nhưng tôi biết mình không đủ từ ngữ để diễn tả hết nội dung của những gì mình đã đọc, sợ rằng làm…hư những dòng chữ nghĩa mà quí Anh rất trân quí.
Vớí 83 số Thư quán bản Thảo ra đời, là bấy nhiêu tâm huyết của những người Chủ trương và điều hành, in ấn, phân phối đến với người đọc. Quí Anh Trần Hoài Thư, nhà văn Quân đội nổi tiếng trước 75, với những truyện ngắn anh viết từ chiến trường, những vần thơ máu từ những ngày anh còn là một Sĩ quan Trinh sát, thám báo…Nhiều lúc tôi đọc mà rưng rưng nước mắt, cám cảnh trước nỗi gian nguy cơ cực của người Lính trận…Của anh Phạm văn Nhàn, một người Lính trận, một nhà văn quân đội, một người bạn thân của anh T.H.Thư từ lúc mới ra đường đóng quân ở Qui Nhơn…Ở đó còn nhiều và nhiều lắm những người vừa cầm súng chiến đấu, vừa dùng ngòi bút để đưa đến cho người đọc những tâm trạng, những hiện trạng thương tâm của con người trước hoàn cảnh xã hội trong thời chinh chiến.
Và họ đã hy sinh trong lúc còn rất trẻ. Ở trong số 83 này, những người Lính trẻ đã đền xong nợ nước, nhưng những vần thơ, áng văn của họ vẫn còn tồn tại mãi với thời gian, cũng nhờ vào quí Anh Trần Hoài Thư, Phạm văn Nhàn và một số bằng hữu văn chương của họ đã sưu tầm, lục lọi từ những thư viện quốc gia Hoa Kỳ và trong một ít bạn hữu còn giữ lại. Vì sau 75, với chế độ “đốt sách để hủy họai tàn dư Mỹ Ngụy” bọn tà quyền cộng sản phi nhân đã đốt đi tất cả… chỉ còn lại sự nuối tiếc của những ngườì đọc một thời.
Nếu không có quí Anh Trần Hoài Thư, Phạm văn Nhàn và nhiều bằng hữu văn chương của họ, chắc gì những người như chúng tôi, những người tuy không còn trẻ, nhưng những ngày xa xưa đó chưa một lần có cơ hội…đọc qua, cho mãi đến ngày hôm nay được đọc….
Cảm ơn quí Anh, những người đã bỏ không biết bao nhiêu tâm huyết để truy lục lại những áng văn chương, những vần thơ tuyệt mỹ của những người cầm bút năm xưa, đã bị mai một với thời gian, và in thành từng tập để gửi đến những người…thích đọc. Khó khăn và khó khăn vô vàn khi những trang giấy ngày xưa đã mờ phai theo năm tháng, nhưng với đôi kính cận dày cộm, anh vẫn ngồi gõ lại từng chữ từng câu, người đọc nhận được tập TQBT, nhìn thấy được sự tận tụy vì văn chương chữ nghĩa của quí Anh, dù hoàn cảnh gia đình Anh có ra sao đi nữa, dù chị có nằm trong Nursing home, dù hằng ngày anh vẫn đem cơm vào nuôi vợ, dù chị Yến có hôm ăn được vài muỗng, có hôm phun ra vì tinh thần chị bất ổn…thì với Anh, chị vẫn là người tình đáng yêu và vẫn luôn nâng niu chăm sóc. Và với anh Nhàn, có khá hơn chút đỉnh, vì chị Thu tuy ngồi xe lăn, nhưng chị vẫn yêu đời, vẫn vui trong cuộc sống…Nếu thiếu chữ nghĩa từ những trang Thư quán bản Thảo này, chắc là các anh buồn lắm?
Một lời cảm ơn chân thành gửi đến quí Anh chị, một lời cầu chúc bằng an, và một ước mơ quí Anh mãi còn sức khỏe.
Lê thị Hoài Niệm.
 

 

%d bloggers like this: