Hành trình cô đơn của hai lão già


THT và PVN chụp trên dỉnh Washington Rock, NJ

Kể từ ngày- không- thể -không -quên – * 9 tháng 11 năm 2001″, ngày cả nước Mỹ rúng động kinh hoàng vì Nữu Ước bị dội bom, và cũng là ngày mà tạp chí Thư Quán Bản Thảo đã dán  đã cắt xong, chờ gởi đến bạn bè, để cuối cùng phải tháo ra, thêm vào trang đầu một bức hình hai tòa Twin Towers đang bốc lửa ngọn. Đó là ngày tang của nước Mỹ. Và đó là ngày chịu tang của tạp chí Thư Quán Bản thảo sinh vào đúng lúc bụi dày kín cả bầu không khí ngoại ô, dính trên từng chiếc bìa của TQBT số 1.
Đó là ngày bắt đầu cho một sự lên đường của hai anh em chúng tôi: Phạm văn Nhàn và THT. Cả hai cùng gốc lính. Cả hai có những ngày tháng đánh giặc. Cả hai cùng ngồi tù. Cả hai cùng năm sinh. Và cả hai cùng Qui Nhơn, Bình Dịnh.

TRong tâm tưởng cho một niềm khát khao: là trả lại sự thật cho người lính miên Nam, TQBT đã dành đa số cho chủ đề: người lính miền Nam.
Như: Viết trong khói lửa. Sau lớp khói màu. Tưởng niệm nhà văn nhà thơ tử trân. Tính nhân bản của người lính miền Nam.
Và những tuyên tập thơ văn mà đa số truyện thơ các tác giả gốc lính… Viết về lính hoài nên có bạn gọi tôi là người lính không chịu giải ngũ hay người lính vẫn còn mang huy chương… với những mĩa mai xa gần… Mặc. Tôi vẫn viết, PVN vẫn viết. Viết vè lính không phải là viết kiểu phóng sự chiến trường, hay màu áo hoa dù hoa cài thép súng… Viết về lính là viết về những mảnh đời gian khổ, hâm hiu, bất hạnh, nhưng anh hùng hơn ai hết. …. Viết về lính, vì hầ hết nhà văn,mang áo lính đều ở SG hay không biết đánh giặc là gì…

20 năm qua, từ ngày TQBT ra đời, những trang giấy viết về lính cao như đồi như núi. Nhưng ít ai lưu tâm và viết bài cọng tác. Có rất nhiều lý do để giải thích: Hàu hết các nhà văn quân đội phần lớn tử trận  hay bị kẹt lại VN. Thứ hai mặc cảm của kẻ thua trận. Thứ ba là đời sống tất bật ở xứ mới, bắt ta phải thui chột lọng cọng cùng chữ nghĩa. Vậy mà TQBT vẫn theo con đường đã mở, vẫn cho ra đời cái vóc dáng vĩ đại của người lính miền Nam. Với balo khổ. Với núi non tình . . Vĩ biển hồ thiệt thòi. Vói trùng trùng khinh mạn, ngùn ngụt trong lòng, giũa hai hàm răng cắn chặt.

Ở hải ngoại, tuy vẫn thắp lên những cây nhang, hoặc đặt lên ngôi mộ tử thi của miền Nam, đặc biệt là lính miền Nam những vòng hoa trân trọng, Qua những tạp chí như KBC, KBC hải ngoại, hay những video YouTube của con cháu chỉ nghe nói chứ không biết nhiều về tâm tư của cha chú mang áo lính. Nôi dung phần lớn mang tính chất phóng sự, bút ký, hồi ức. Chứ không phải văn chương. Dù văn chương là  hồn thiêng của lích sử, là chứng tích của tâm thức của thời đại, hay thế hệ. Bằng có “Một Thời Để Yêu và một thời để chết” hay “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” được xem là tác phãm  lớn,lưu đón nhận thế giới chứ không phãi những thước phim về chiến tranh được chiếu, Phim  là do từ đạo diễn hay chuyên viên, họ  làm việc theo yêu cầu, hay theo quan niệm nhận định riêng của họ. Còn văn chương thì khác. Nhà văn, nhà thơ là những kẻ dứng ngoài hàng rào. Họ trở thành phán quan. Và cũng là tội nhân. Họ không làm lịch sử nhung họ là chứng nhân của lích sử.

Bởi vây các tác phâm hay sáng tác của họ làm khiếp sợ chính quyền. Để mới sinh ra nha kiễm duyệt. Đó là nói đến miền Nam. Còn đối với phe thắng trận, chúng lại càng bị tra khảo bằng những hình phạt dữ dội nhất. Lý do là  chính quyền hoãng sợ sự thật. Không hoãng sao lại mang truy diệt văn chương sách báo. Không hoãng sao mà cấm dăng cấm in những bài vở liên quan đến  sự vĩ đai của người lính miền Nam.  Ví dụ một truyện của nhà văn Phạm văn Nhàn nhan đề là Hương Xưa,  ban chủ trương tạp chí Quán Văn ở trong nước  không dám đăng vì ngại kiêm duyệt phiền phức.

Nhưng bây giờ, nó vẫn được đọc trên một đài phát thanh & truyen hình nhà nước. Đó là chuyện lạ, Một chuyện Vô tiền khoáng hậu từ trước đến giờ.

Chúng tôi rất vui. Vui bởi vì biết hành trinh lẻ loi cô độc bị mĩa mai xa gần nay đã có kết quả. Và hình ảnh người lính miền Nam nay đã sống lại, chói lòa sau nửa thế kỹ bị dìm trong bóng tối.
Dù đài đọc là đải địa phương không phải là trung ương, nhưng ai bảo  của địa phương không gây bão lớn. Ví dụ thi phẩm “Chiến tranh VN và tôi” của Nguyễn Bắc Sơn, không cho phép xb bởi Saigon, nhưng ở Cân Thơ lại cho phép. Để chúng ta mới có được dịp đọc một tác phẩm hay về chiến tranh VN,

Các bài liên quan:

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading