Một vấn đề văn học: Sáng Tạo và ảnh hưởng của nó…(bổ túc thêm)

Lời người viết: Chúng tôi xin được bổ túc thêm một đọan ở phần cuối cùng (cập nhật lúc 4:30 PM) Đọan thêm được tô màu.

Thời gian vừa qua tôi dành nhiều thì giờ để đọc Sáng Tạo. Các bạn cũng đã thấy là tôi đã post nhiều văn liệu liên quan đến ST, từ những lá thư của người chủ trương Mai Thảo, đến tuyên ngôn chung cùa nhóm gồm 8 người, rồi một bài viết có thể nói là hằn học nhất của MT mà tôi được đọc nhằm công kích nhóm người mà ông gọi là “bọn bảo thủ phản tiến hóa”. Tôi cũng đã đánh máy in lại bài viết của Nguyễn văn Trung, dù không nói thẳng, nhưng ám chỉ ST là nhóm phe phái, và Nguyên Sa về điều mà ông rất ân ận là đã nhầm lẩn khi cọng tác với ST.

MT

Nhưng một câu hỏi là thật sự ST có tạo nên điều mà họ từng cổ xúy hô hào và hãnh diện như Mai Thảo đã viết trong tạp chí Sáng Tạo số 6 Tết 61: “Nhng khuynh hướng mi. tng hp thành trào lưu tư tưởng ngh thut mi, trào lưu đó đang hình thành rc r, đã bt đu gây nhng tác đng mãnh lit xâu rng trong tâm hn người sáng tác trong đi sng xã hi, kh năng xây dng và hy phá ca nó đang to thành mt đi mi, mt đo ln chưa tng thy trong lch s ngh thut Vit Nam” ?
Tôi xin được phép trả lời, theo ý nghĩ riêng của mình:

Theo ý tôi, ST  chẳng có một chút gì ảnh hưởng cho nền văn học miền Nam sau khi ST đình bản.  Chẳng thấy một nhà thơ nào được nổi tiếng qua bài thơ tự do, một thể thơ mà ST đã từng cổ xúy. Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn hay Kim Tuấn, hay Hạc Thành Hoa, Mường Mán, Linh Phương,  Phạm văn Bình v.v…có bài thơ nào là thơ tự do để chúng ta có thể nhớ nằm lòng ?

hay là  :

người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn!

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)

(NTN: Giọt tình buồn)

….

em hiền như “ma sœur”
vết thương ta bốn mùa
trái tim ta làm mủ
“ma sœur” này “ma sœur”!
có dịu dàng ánh mắt?
có êm đềm cánh môi?
ru ta — người bệnh hoạn

(NTN:Ma Soeur)

Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội
Rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng
Đoàn quân anh đi những bóng cọp vằn
Gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
Dừng chân nơi đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy tựa gốc cây hãy ngắm mây trời…

(Nguyễn Bắc Sơn: Chiến tranh VN và tôi)

hay

 

Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt
Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang sông

(Linh Phương – Kỹ vật cho em)

hay :

….

phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong

(Vũ Hữu Định – Còn một chút gì để nhớ)

Tôi chỉ post vài đọan trong số những bài thơ quen thuộc với bạn đọc. Còn rất nhiều, rất nhiều những bài thơ hay trong thời chiến chúng tôi đã sưu tầm và in trong Bộ Thơ Miền Nam thời chiến. Nhưng chúng tôi chẳng tìm ra bài nào nặng âm hưởng của TTT hay NS hay TTY.

Ngay cả Nguyên Sa, một nhà thơ tiên phong về thể thơ này trong Sáng Tạo  cũng đã phải công nhận là ông đã nhầm lẩn trong  Những Nhầm Lẩn của Dỉ Vảng mà tôi đã nhiều lần trích trong các bài post trước đây.

Có thể nó tạp chí Văn số 18 phát hành vào tháng 10-1964 là cánh cửa đóng lại cho một nền văn học mà đến giờ phút này người ta vẫn xem là có công rất lớn trong việc cổ xúy nghệ thuật mới, văn học mới. Nếu thật sự nhớ là nhớ những bài thơ của Tô Thùy Yên – một người trụ cột của ST – qua những bài thơ ông viết  sau này trong cuộc chiến tranh máu lửa  như Trường Sa Hành , Qua Sông, hay Anh hùng tận mà thôi. Theo tôi, chỉ những bài sau khi ST đóng cửa mới là những bài để đời.

Ví dụ:
Giặc đánh lớn – mùa mưa đã tới.
Mùa mưa như một trận mưa liền.
Châu thổ mang mang trời nước sát.
Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên.
Tiếp tế khó – đôi lần phải lục
Trên người bạn gục đạn mươi viên.
Di tản khó – sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín rên.
Người chết mấy ngày chưa lấy xác,
Thây sình, mặt nát, lạch mương tanh.

(1)

Cuối cùng, có nên đặt thêm một câu hỏi:

Nếu quả thật là Sáng Tạo có ảnh hưởng thì giờ đây miền Nam đâu dễ  bị mắc lừa như lịch sử đã chứng tỏ và  những tâm huyết mà ST đã bỏ ra, để cổ xúy hô hào, để nói sự thật về  những kinh nghiệm mà họ  đã trải sống với CS  cuối cùng chỉ là tiếng kêu lẻ loi, chẳng ai  cần để ý. Hay ít ai để ý. Có khi lại ngờ vực:

Như Mai Thảo đã phải công nhận:

Những người viết trẻ của chúng ta không sai lầm chút nào đâu, khi hướng sáng tác vào những chủ đề căn bản của xã hội và đất nước chúng ta hiện nay, như chiến tranh đang lan tràn với tất cả những đau đớn, những  mất mát của nó, như sự phẩn nộ của tuổi trẻ trước một xã hội ngưng đọng, như sự hoang mang ngờ vực của cả một lớp người trước lịch sử đầy biến động… (2)

 

Nếu có chăng là ST đã gây thêm sự chia rẽ, tạo nên sự bất hòa giữa những người có cùng chung giòng máu văn học nghệ thuật ở miền Nam. 

Thử đọc những bài điểm sách của ST mới thấy được sự chỉ trích quá mức giới hạn của nó. Không nên làm kẻ cả trong việc phê bình và nhận định. Chẳng hạn xem vụ Nhân Văn Giai phẩm chỉ là ” hiện tượng không có gì đáng kể lắm: hiện tượng Nhân Văn giai phẩm ở ngoài Hà Nội ” trong bài điểm sách “Đem Tâm tình viết lịch sử ” của Nguyễn Kiên Trung. (3) hay những lời cợt đùa nhạo báng tác giả Nguyễn Vỹ:

“Nếu có một ông thầy tuồng cắt sén thành hồi, thành lớp, để dựng thành kịch, thêm sáu câu vọng cổ, mấy bài hát cải cách và mũ áo La Mã, thì Chiếc Áo Cưới Màu hồng sẽ là một đề tài lý tưởng cho một sân khấi cải lương nào đó.”

(Nguyễn Đăng, ST số 13 tháng 10-57: Điểm sách Chiếc Áo Cưới Màu Hông của Nguyễn Vỹ)

Để rồi sau đó ST bị chỉ trích thậm tệ, bị lên án bị đòi đưa ra trước chính quyền để trừng phạt như Mai Thảo viết:

nhng khuynh hướng đó có thc là nhng trng thái tiêu biu cho mt th ngh thut vô luân, xa đa, phn luân lý đo đc, vong bn, ngoi lai, phn lon, như bn bão th phn tiến hóa  đây đang điên cung gào thét, đòi t cáo trước chính quyn, đòi trng pht…;” (Sáng Tạo số 6 Bộ Mới)

Để rồi lại thêm một lần những chữ như phản luân lý đạo đức, vong bản, ngoại lai, phản lọan. vô luân. xa đọa lại biến thành những cụm từ như văn hóa nô dịch, văn hóa đồi trụy, văn học hiện sinh, âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ để đám phê binh nhận định ngoài Bắc dùng và đánh miền Nam trong lảnh vực văn hóa… Không cần biết là ST chết vào cuối năm 1961, cũng chẳng cần biết có một dòng văn chương khác đồ sộ hơn, lẩy lừng hơn thay thế đảo chánh ST kể từ năm 1963. Đó là giòng văn chương nhân bản mà chúng tôi đã có nhiều bài post trước đây.

___

(1) Tô Thùy Yên – Qua sông viết năm 1964

(2) Mai Thảo, Giòng sông rực rở, Tập truyện Văn Uyển xuất bản, tháng 1-1968

%d