𝐋𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐦
tản mạn
Những ngày hôm nay tôi mãi suy nghĩ về câu thơ mà Y. đọc và giải thích (xin dọc bài post : Khi người loạn trí tỉnh):
𝐀𝐢 đ𝐞𝐦 𝐤𝐡𝐨𝐚́ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐢𝐦 𝐯𝐚̀𝐨 𝐥𝐨̂̀𝐧𝐠 “𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐦”
Y. nói Nghiêm là tên chồng tác giả bài thơ Đan Áo. Lên Net đọc thấy hầu hết các nhà nhận dịnh cũng đồng ý vậy. Đó là một phát giác qua con mắt nhìn chữ nghĩa để đánh giá sự việc. Trong thời phong kiến lối đánh giá này có thể dẫn đến tru di tam tộc như chơi.
Dù tác giả ẩn danh không cho thiên hạ biết rõ mình là ai, nhưng chắc chắc có những người chồng mang cái tên “nghiêm”ấy biết rõ. Biết rõ vợ mình có thi tài hay không, có bao giò làm thơ hay không. Vợ chòng mà không biết nhau thì vợ chồng làm gì.. Nếu quả thật sự phác giác này đúng thì ông chồng tên Nghiêm ấy
tât nhiên phải nhột, bị vợ mang tên mang tuổi ra mà bêu xấu. và sẽ xãy ra những biến cố gia dình khủng khiếp !
Đánh giá sự kiện bằng chữ nghĩa nhiều khi dẫn đến hậu quả tai hại.
Khi nhà tôi bị COVID lần thứ hai, trong cơn mê tỉnh, nàng nói một câu mà tôi “chới với”:
Ông muốn tôi chết để đi cưới con Phương phải không ?
Phương nào cà. Tôi thắc mắc vì tôi không bao giờ quen biết cô gái hay đàn bà nào tên Phương hết. Trên đường về nhà, ngồi trên xe con chở, tôi cố gắng lục moi trí nhớ. Chắc là bả ghen với một nhân vật trong truyện của tôi. Và thật vậy lục tạp chí Bách Khoa mới tìm ra nhân vật mà bà xã đến giớ phút hôn mê trên giừờng bệnh, thần trí bộng lóe lên như một tia chớp: Đó là tên một người gái giang hồ trong truyên Cơn Giông.
Để kết luận theo tôi, câu thơ
𝐀𝐢 đ𝐞𝐦 𝐤𝐡𝐨𝐚́ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐢𝐦 𝐯𝐚̀𝐨 𝐥𝐨̂̀𝐧𝐠 “𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐦”mà nhiều người trong đó có Y. cho Nghiêm là tên chồng tác giả bài thơ Đan Áo là vộ căn cứ, không đúng.
𝐓𝐫𝐚́𝐢 𝐥𝐚̣𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐦 𝐨̛̉ đ𝐚̂𝐲 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐦 𝐤𝐡𝐚̆́𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̛𝐧 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐤𝐞́𝐦.