Tháng 1-1970, cuôn phim “Xin nhận nơi này làm quê hương” đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc được giải thưởng TTVNCH. Cuốn phim được tuyên dương: Cuốn phim hay nhất tù trước đến nay.
Trước đó gân 3 tháng trên nhật báo Tiền Tuyến có viết môt bài tạp ghi nhan đề:
NGHĨ VỀ ĐẠO DIỄN TRONG PHIM “XIN NHẬN NƠI NÀY LÀM QUÊ HƯƠNG”, qua đó người viết – ký giả Lô Răng- phê bình như sau (Xin đăng nguyên văn bài tạp ghi, nguồn: Giai phẩm Thư quán Bản Thào sô 97 tháng 3-2022):
- Cuốn phim “Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương” vừa chiếu ở Rex là một cuốn phim VN sáng giá, và là sản phẩm “tốt” nhất từ xưa đến nay của Trung Tâm điện ảnh; nhưng sau những xúc động đầu tiên của cảm tính, phim XNNNLQH không bén rễ sâu xa được vào trong hồn người. Ý phim được trải rộng nhưng nó không bền chắc bao nhiêu. Tôi muốn nói đến sự xây dựng “những” chủ đề của Hoàng Vĩnh Lộc. Tôi nói “những” vì nhà đạo diễn đã muốn đề cập đến nhiều vấn đề lớn cùng một lúc. Nào là sự sống, chết với quê hương đau khổ, tôn vinh những người anh hùng trong bóng tối, sự tàn-ác-ngây-thơ của chiến tranh, sự trở về với thiên nhiên, với con người nguyên thủy v.v… Việc “ôm ấp” quá nhiều vấn đề làm cho cuốn phim thiếu một cái trục, thiếu một cái gì bấu víu cho người xem. Người thưởng ngoạn chưa kịp thưởng thức hết, chưa kịp suy nghĩ hết trong một vấn đề thì lại bất thần bị ném sang một vấn đề khác. Đây là những xúc động bất toàn nơi khán giả – vì vấn đề nào cũng được khơi dậy mà không được đào sâu. Nó là sự “tham lam” của đạo diễn – hay là tại cuộc chiến VN nó phiền toái quá, đa dạng quá.• Có lúc tôi đã tưởng là đạo diễn muốn trình bày một lối dàn cảnh mới – (như nouveau roman trong tiểu thuyết) không có vai chính, vai phụ, không có giáo đầu – khai triển, kết luận nhiều khi không có “chuyện” nữa – mà chỉ là một đoạn đời sống “y nguyên” được đưa lên – không vẽ vời, thêm, bớt gì hết. Nhưng nhìn kỹ cuốn phim thì cũng không hẳn là như vậy. Đạo diễn có một chuyện để nói – một không gian, thời gian xác định, một nhiệm vụ để hoàn tất – một mối tình để đợi chờ – để đến một kết cục rất là “có hậu” như tiểu thuyết Tàu. Như vậy phim XNNNLQH không phải là tiến trình của dàn cảnh mới.
- Nhìn vào cốt truyện chúng ta thấy rằng: “Sự lên đường của năm người Biệt Cách chỉ là một cái dây để đạo diễn treo lên đó một số vấn đề…”. Nhưng mà cái dây này không vững nên “vấn đề” rơi vỡ loảng xoảng. Đứng về phía quân sự mà xét thì một người Biệt Cách quý lắm. Quý ở chỗ phải có một thể chất và tỉ lệ thông minh khá cao – phải được huấn luyện thật kỹ càng – phải được trang bị bằng những dụng cụ và vũ khí tinh xảo, tối tân và đắt tiền nhất. (Người lính Biệt Cách mũ xanh (green beret) là một người lính siêu đẳng). Bây giờ sai năm người Biệt Cách vào rừng chỉ để tấn công một căn cứ hạng bét, phá “ngon như cơm” rồi về thì phí phạm “nhân, tài, vật, lực” quá. Đã biết trước rằng ở đó có một căn cứ nhẹ, thì chỉ việc phái mấy chiến đấu cơ đến bắn phá, oanh tạc nhỏ – nếu là căn cứ lớn thì gọi B.52 đến làm một cuộc mưa bom. Biệt Cách thường làm tình báo, trinh sát nhiều hơn là tấn công. Tôi đã tưởng rằng năm chàng Biệt Cách phải đến đó để bắt một nhân vật nào – hoặc chiếm một tài liệu quý giá nào – nếu chỉ để bắn phá “khơi khơi” như vậy thì cái “cớ” đó không đủ lý do tồn tại.
• Một vấn đề khác được nêu ra nhân vụ này là “quy luật chiến tranh” hay là “ranh giới giữa thiện và ác”. Tất cả việc này xảy ra chỉ vì đánh mất máy truyền tỉn. Trực thăng bên “mình” tới cứ tưởng lầm năm chàng Biệt Cách là địch bắn xuống liên hồi. Trực thăng không đón được người, bay đi nên năm chàng mới phải làm một cuộc đi bộ “ba tháng mà về”. Ba tháng thời gian xảy ra thảm kịch. Nhưng tất cả sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu một trong năm anh Biệt Cách lúc đó nhớ đến những bài học quân sự đầu tiên. Vì muốn thông tin với trực thăng thì ngoài máy truyền tin còn cách khác. Ví dụ như bắn một hỏa pháo màu – lấy vải làm hiệu – hoặc cùng lắm là ném một quả lựu đạn khói. Sự thiếu sót này khiến cho thảm kịch “mất chân đứng” và cuộc “trường chinh ba tháng” trở thành một cuộc phiêu lưu thừa thãi và vô bổ. - Một ý khác đã được đạo diễn tỏ ra chăm chút là “thoát y” cho toán trưởng Đoàn Châu Mậu và nữ cán bộ VC nhằm cởi bỏ cho người mọi dị biệt, mọi nhãn hiệu. Bên bờ nước, con người “nguyên thủy” gặp nhau – tự nhiên thân mật và tự nhiên “làm tình”. Đưa vào đây làm gì vấn đề này? Để mát con mắt khán giả vì thân hình một người nữ chăng? Để “trung hòa” mọi ý tưởng trong cuộc chiến tranh dai dẳng này chăng? Để kêu gọi con người hãy sát lại gần nhau chăng? Đạo diễn không trả lời vì đây là cảnh “trên trời rơi xuống”. Trước đó không được sửa soạn – sau đó, không thấy giải quyết. Vấn đề thật lớn mà không nơi nương tựa. Hoặc đạo diễn, vì một lẽ nào, không được phép khai triển – hoặc là vấn đề rộng quá – mà đạo diễn hụt hơi không bắt kịp chăng?
(Khởi Hành số 23 ngày 2-10-1969)
_____
(
***
Ba tháng sau cuốn phim này dự giải TTVNCH về bộ môn điện ảnh. Hội đồng giám khảo gồm Mai Thảo, Phan Lạc Phúc, Quốc Phong, Mai Châu, Bình Nguyên Lộc, Thái Thúc Nha, Lê Huy Linh Vũ, Đỗ Tiến Đức,
Ta thấy có tên Phan Lạc Phúc tức ký giả Lô Răng -người phê binh nặng ký đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, có mặt trong hội đồng !. Và Cuốn phim đã nhận được Huy Chương Vàng của Tổng Thống VNCH vào ngày 17-1-1970 là Phim hay nhất từ trước đến nay. .
Từ dó ta rút ra bài học: Thứ nhất là Một con én không làm nên mùa xuân. Thứ hai những người giám khảo không có kinh nghiêm chiến trường nhưng vì đa số.
Đây là bằng chứng cho câu hỏi: Tại sao miền Nam chiến tranh loạn lạc triền miên, vây mà ít có tác phâm về chiến tranh. Câu trả lời; NGAY CẢ MỌT TRUNG TÁ LÀM CHỦ BÚT CHO TỜ BÁO TIỀN TUYEN CŨNG PHẢI BỊ BỀ HỘI ĐỒNG, HUỐNG HỒ CHÚNG TÔI Ở NGOÀI VÒNG ĐAI SG. Tác phẩm viết từ mặt trân gởi về SG, phần lớn đều bị kiểm duyệt. Chỉ trừ sáng tác mới có đất dụng võ: Đó là các tạp chí văn học nghệ thuật.