Bất diệt

BẤT DIỆT..
Hình như có câu nói trong giáo lý nhà Phật:Sinh sinh diệt diệt. Không thể có sự bất diệt trên đời này. Có phải.
Vậy thì muốn tìm lại quá khứ phải nhờ album, bạn bè, người thân. Nhưng dấu vết không còn trong ký ức thì làm sao để hình dung ra.
Bài nhận định của ngườ bạn văn cũ Đoàn Nhã Văn đã khiến tôi bồi hồi nhớ lại một thòi làm báo mạng ở giai doạn đầu. Lớp sóng thời gian từ tù vỗ vào bộ bán cầu não. Có những hạt bụi, có những nụ hoa, có nỗi buồn, có niềm vui trở về trong thoáng chốc, rồi lại bỏ ta mà đi…Ôi thời gian…
Trong kỹ thuật điện toán, có command “Restore” để mang quá khứ trở lại. Bộ não ta dù tỉ tỉ tỉ bit của memory nhưng chịu thua. Có command nào như Restore, backup…?
Tôi đã mỗi ngày theo dõi sự biến chuyển này của người mất trí trong suốt 5 năm. Giai doạn đầu là “lẩn”. Giai doạn hai là “loạn”. Và cuối cùng là”mất”. Nhưng mất không có nghĩa là bộ não bị xóa như “clean up” trong máy computer, tất cả data bị mất hết. Mất ở hiện tại, còn quá khứ vẫn còn giữ trong những ngăn gọi là ngăn dĩ vãng, ngăn kỷ niệm… Để chờ dịp, giao càm thần kinh nối lại, chạm lại, là sống lại trong bộ não của người bệnh, để nhớ nhớ, quên quê, loạn loạn:
“…Chưa bao giờ Y. say mê cùng bản Tóc Mây như thế. Nghe đi nghe lại cả mấy mươi lần. Vừa nghe vừa khen từng lời, từng ý. Lại bảo tôi Mình mua vé máy bay mời Sĩ Phú qua đây, tôi sẽ mua bó hoa tặng ổng. Và cả nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nữa…
Tôi muốn rưng rưng. Nhưng mà Y. vẫn còn yêu cuộc đời, vẫn còn say mê tiếng hát, vẫn còn hiểu thế nào là tóc mây….
Hiểu cái đẹp, hiểu những đóa hoa của nghệ thuật… Không phải hiểu mà còn khao khát… Vậy mà đôi khi tôi có ý nghĩ là mong cho Y. ra đi để thoát khỏi cái khổ nạn kinh khiếp đang chịu đụng. Sống như vậy mà sống để làm gì… Không, sống để mà hát, mà biết bài quá hay, mà mmuốn mua vé máy bay mời Phạm Thế Mỹ ở VN và Sỹ Phú ở Mỹ qua… Ít ra trong cái vô thức ấy vẫn còn có ánh lửa của ý thức.
Và có lẽ một ngày nào đó, ánh sáng sẽ chiếu lại tấm màn vô thức.
Tôi tin vậy”
Vậy ta phải cảm tạ nghệ thuật, cảm tạ những nhà nghệ sĩ. Nghệ thuât kỳ lạ lắm. Y. bắt tôi mở Ông lái đò do Hùng Cường hát , rồi ngủ. Có khi đang ăn, nỉa muổng cầm trong tay, mà mắt nhắm…
Vậy thì nghệ thuật là bất diệt. Nếu trụ cây số để đo khoảng cánh của các thành phó, tinh lị, nếu album dùng để nhắc nhở thời gian, nhưng nghệ thuật thì chẳng có trụ cây hay album để đo lường, hay nhắt lượm lại những hòn sỏi của quá khứ. Một bài thơ của Nguyễn thị Đan Thanh, hay của Huy Cận chăng hé lộ chút nào về mốc thời gian, hay không gian. Có phải vậy không ?
Chẳng hạn bài thơ của Hạc Thành Hoa (Nỗi buồn lên sao), Lê Văn Trung (Phân Trần) chúng tôi bỏ vào bài viết này. Cả hai bài thơ xuất hiện trên Tiểu Thuyết thư Năm vào năm 1964. Dọc xong, làm sao biết chúng được sáng tác vào năm 1964, cách dây 58 năm !
Không có mô tả ảnh.
%d bloggers like this: