Yếu tố nào giúp tạp chí văn học miền Nam sống còn ?

Trong bài tản mạn “Gánh dùm” post hôm qua, tôi có viết:

Nhưng, còn một tạp  thể  gánh dùm khác, ông quên không nhắc đến. Đó là tập thể đông đảo của những người viết trẻ ngoài vòng đai. Không có họ, Tạp chí  Văn chết, Khởi Hành chết, Văn Học chết, Vấn Dề chết. Họ là nguồn phù sa bồi đấp giòng văn chương chiến tranh, từ số lượng độc giả đến số lượng người đóng góp.


Mục đích bài post này là để chứng minh nhận định trên.

Trước hết là Tuần báo Khởi Hành:

Số cuối cùng của tuần báo văn học Khởi Hành là số 156 phát hành vào ngày thứ Năm 8-6-1972.

Nó đánh dấu một tờ tuần báo văn học nghệ thuật kéo dài đến 3 năm hơn, với tất cả 156 kỳ ra đều đặn vào ngày thứ Năm hằng tuần.
Trên trang ngoài, không thấy dấu hiệu gì của sự ra đi. Nó trình bày như một số báo thường lệ. Nhưng trên trang 4, có một cột nhỏ với vài hàng ngắn cho biết là tạp chí tự ý đình bản vài tháng vì tờ báo không đủ vốn – hậu quả của 60% số báo gởi đi của KH đã bị trả về vì lý do chiến cuộc. (1)

Điều này chứng tỏ độc giả ngoài vòng đai SG là yếu tố quyết dịnh sự sống còn của bất cứ tạp chí văn học ở miền Nam trước 1975. Ngoài trừ Văn, vì Văn có nhà in riêng – cơ sở ấn loát Nguyễn Đình Vượng.
Riêng tạp chí Văn học của Phan Kim Thịnh thì thay đổi đường lối, chú trọng vào nghiên cưu khảo luận hơn là sáng tác, và thị trường tiêu thụ  nhắm vào các trường học, thư viện…

Ngoài yếu tố độc giả , còn yếu tố thứ hai : sự đóng góp cuả đội ngũ  những người viết trẻ ở ngoài vòng đai.  Nhà thơ Viên Linh, khi chuẩn bị xuất bản tạp chí Thời Tập đã nhìn nhận trong một lá thư gởi một người trẻ là:

Từ đó, tôi nghĩ được điều này:trước khi mà một việc gì, hãy đi hỏi ý những người trẻ tuổi như anh.” (2)

Chính nhờ biết khai thác tài nguyên sức mạnh của những cây bút trẻ ngoài vòng đai ấy, mà Thời Tập đã sống đến tháng 4-75.

Nhà văn Trần Phong  Giao trong bài “ Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương” đã viết như sau:
…. Tập san văn chương nào không được độc giả miền Trung – cái miền Trung khô cằn sỏi đá nhưng ham đọc nhất nước – ủng hộ, thì sẽ có cơ duyên mất đi chừng phân nửa độc giả tính chung trong nước. (2)

Tại sao nhà văn TPG lại quả quyết như vậy. Chúng tôi ghi lại đây một buổi sinh hoat văn nghệ tại Qui Nhơn vào năm 1970 để biết lòng yêu mến văn học nghệ thuật ở miền Trung là lớn lao biết chừng nào. Một đêm sinh hoạt qui tụ 500 người, đến nỗi Cảnh sát Dã chiến phải đến giải tán !. Thử hỏi SG có qui tụ một số lương người tham dự đông đảo trong đêm sinh hoat thơ văn như thế hay không?

 
 

 
 

 
 
________

(1) Nguồn: TQBT số 62 đặc biệt  Khởi Hành
(2) Nguồn: TQBT số  65, chủ đề tạp chí Thời Tập

%d bloggers like this: