Gánh dùm

Trong “l’homme qui voyagea seuil”  của C.V. Gheorgiu, bản dịch Pháp ngữ  xuất bản năm 1954, có mẫu đối thoại giữa vị đại tá trưởng phòng báo chí & tuyên truyền thuộc ngành Chiến tranh chính trị với Traian, một  người lính :
« Vous savez que j’ai quitté le deuxième bureau, dit le colonel. Je suis maintenant chef de la section de presse et de propagande de l’état-major. Ma section a besoin d’éléments comme vous. Bientôt, je créerai une équipe de reporters militaires. Si la guerre venait à éclater, nous devons être prêts.
J’ai pensé à vous. Passez à mon bureau, si vous avez un moment un jours.

Le colonel Stankof prit dans la poche de poitrine de sa tunique un agenda de cuir noir sur lequel il était marqué Hermès – Paris et l’ouvrit.

« Regardez, j’avais inscrit votre nom, dit le colonel. J’ai besoin de journalistes authentiques à ma section.J’ai besoin de journalistes de talent. Jusqu’à présent, j’ai été obligé de prendre deux mille personnes,rien que des fils, des neveux ou des cousins de généraux, de ministres, d’industriels ou de diplomates roumains. Ils sont tous venus à ma section pour ne pas aller sur le front en cas de guerre. Ils me sont imposés, je dois les garder. Mais moi, j’ai besoin de quelques reporters de métier, au moins dix, qui portent sur leurs épaules ces deux mille inutites.”

Tạm dịch:
“Bạn biết tôi đã rời Phong nhì,” đại tá nói. “Bây giờ tôi là trưởng phòng báo chí v
à tuyên truyền của bộ tổng tham mưu. Mục đích của tôi cần những người như bạn.
Sắp tới tôi sẽ thành lập một đội phóng viên quân đội. Nếu chiến tranh nổ ra,chúng ta phải sẵn sàng. Tôi đã nghĩ về bạn. Hãy đến văn phòng của tôi, nếu một ngày bạn rảnh.”

Đại tá Stankof lấy trong túi áo dài một cuốn nhật ký bằng da màu đen,trên đó có ghi Hermès – Paris và mở nó ra. “Nghe này, tôi đã viết tên của bạn,” đại tá nói. “Tôi cần những nhà báo chân chính trong cơ quan của tôi. Tôi cần những nhà báo tài năng. Cho đến nay, tôi đã buộc phải lấy hai nghìn người, không gì khác ngoài con trai, cháu trai hoặc anh em họ của các tướng lĩnh, bộ trưởng, nhà công nghiệp hoặc nhà ngoại giao Romania. Tất cả họ đều đến khối tôi chỉ huy để không phải ra tiền tuyến trong trường
hợp chiến tranh. Họ áp đặt cho tôi, tôi phải giữ họ. Nhưng tôi, tôi cần một vài phóng viên chuyên nghiệp, ít nhất là mười, gánh trên vai dùm 2 ngàn người ấy…” (THT phỏng dịch)

Tác phẩm viết trong thé chiến thứ hai, nhưng cốt chuyện đã vượt không gian và thời gian.  Thời nào cũng vậy. Vẫn có COCC (con ông cháu cha) để khỏi ra tiền tuyến. Vân có những người gánh dùm. .
Vậy thì bạn đừng thắc mắc tại sao trong thòi chiến, lại có quá ít tác phẩm viết về chiến tranh. Ai cũng sợ ra mặt trân, thì láy vốn sống đâu mà viết !

Nhà văn Mai Thảo, đã nói về sự cần thiết của vốn sống. Ông đơn cử 2 người là Tô Thùy Yên và Dương Nghiễm Mậu. Ông viết:

“…Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên đi xuống những vùng chiến thuật, ném mình vào không khí những trận đánh, những sớm hành quân, những đêm tiền đồn, gặp lính chúng ta và dân chúng ta, và còn nhiều người khác, mà tôi biết cũng sẽ thực hiện sự cần thiết phải tới xem tận chỗ, biết tận nơi, chúc cho những chuyến đi tìm gặp thực tế của các anh mang về được những khay thật đầy sự thật. Tôi không muốn hiểu, và lẽ tất nhiên không thể hiểu như thế, những chuyến tô hồng chế độ thuở nào của những Nguyễn Tuân của những Nguyên Hồng. Hãy tạm đặt tên cho những chuyển đi vào quảng đại sinh hoạt đất nước hiện nay là những phái đoàn điều tra sự thật. Sự thật ta, ta phải biết,  cần biết. Tất cả. Toàn vẹn. Thảm kịch tồn tại hỗn độn và ngu độn trên xã hội ta từ bao nhiêu năm nay là sự thật bị coi như kẻ thù, sự thật bị vùi lấp và sự thật bị cất dấu khiến cho sự thật nào khi lộ ra cũng như một bất ngờ một bàng hoàng kinh dị. Không có sự thật nào giết người. Chỉ có những sự thật làm mở mắt, điều chỉnh cho những sai lầm, trách thoát cho những ảo tưởng. khắc phục cho những mù lòa. Bộ mặt thực của đất nước chúng ta như thử nào? Đó là câu hỏi đặt ra, và phải được trả lời cho tất cả những người làm nghệ thuật đang muốn sửa soạn những cuộc “hành quân” đi tìm sự thật.
(Mai Thảo – Vốn sống, tuân báo Nghệ Thuật số 45, 1966)

 

Nhưng, còn một tạp  thể  gánh dùm khác, ông quên không nhắc đến. Đó là tập thể đông đảo của những người viết trẻ ngoài vòng đai. Không có họ, Tạp chí  Văn chết, Khởi Hành chết, Văn Học chết, Vấn Dề chết. Họ là nguồn phù sa bồi đấp giòng văn chương chiến tranh, từ số lượng độc giả đến số lượng người đóng góp.

***

 

Thật vậy, trong lãnh vực sinh hoạt văn học nghệ thuật, vì ảnh hưởng của lệnh tổng động viên, phe trẻ phải di chuyển ra ngoài vòng đai Saigon hay ngoài các đô thị thành thị miền Nam.  Họ để lại đô thị cho phe già, quá tuổi động viên, hoặc bị động viên nhưng may mắn ở SG, và các nhà văn phái nữ làm mưa làm gió.
Từ đó mới có Yêu, Cậu Chó, Vòng Tay Học Trò, Mèo Đêm… khai thác tối đa tình dục chẳng dính dáng đến cuộc chiến mỗi ngày một khốc liệt trên quê hương.

Trong khi đó, ở ngoài vòng đai, sự đóng góp tích cực của đội ngũ nam giới thật sự là to lớn. Họ mang hình ảnh và hệ lụy của chiến tranh vào những trang báo văn học nghệ thuật ở thủ đô. Trong khi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thú nhận là trong vòng 10 năm sau năm 1959, ông không làm một bài thơ nào thì chúng tôi đã sưu tầm vào khoảng 400 nhà thơ trong thời chiến, mà các sáng tác của họ đều xuất hiện trên các tạp chí thời danh bấy giờ!

Nhưng họ (phe nam) không thể xuất bản tác phẩm. 10 tác phẩm viết trung thực về chiến tranh là 9 bị cấm. Bởi họ không phải là nhà văn tâm lý chiến. Họ là nhà văn chiến tranh. Và họ viết giùm bạn bè đồng đội của họ. Về sự thật mà họ là chứng nhân. Mà sự thật thì bao giờ cũng làm mất lòng phía chính quyền!
Họ là nhà văn nhà thơ không có tác phẩm. Bởi vì họ không ở đô thị. Họ ở trong bóng tối, hay ngoài hàng rào.

 

%d bloggers like this: