Dạo này phương thuốc mầu nhiệm giúp tôi và nhà tôi vượt khỏi những tra khảo bởi định mệnh là nghệ thuật.
Cám ơn nghệ thuật đã giúp nhà tôi dịu đi, hay quên đi nhựng cơn cuồng điên trí loạn, để sau đó đôi mắt lim dim. Và tôi cũng cần cám ơn nghệ thuật để không còn phải chạy trón, mà được ra về thong thả sau khi người bệnh ngủ chẳng khác một đứa bé no nê sửa mẹ – ở đây là sữa nghệ thuật.
Có lần, khi tôi cho nhà tôi nghe thơ của TTKH như Hai Sắc Hoa Ti Gôn, hay bài thơ Đan Áo do Hoàng Oanh ngâm, thì nhà tôi bỗng buột miệng:
Thơ TTKH có những chữ rất hay. Tôi nhớ mãi cái chữ “hắt” trong hai câu:
Mưa buồn mưa hắt trong lỏng ướt
Tội quá đi anh có một người!
Tôi giật mình. Tôi không thể hiểu tại sao một người bện h tâm thần lại có một nhận xét về phê bình văn chương độc đáo như vậy.
Phải tôi biết rồi. Chính nhờ luật quân bình hay bù trừ. Khi điên thì điên dữ. Mà khi tỉnh thì tỉnh dữ. Chính lúc tỉnh dữ ấy mà cái “tinh não” được biểu lộ hay được rót ra. Như chữ “hắt” là một ví dụ điển hình.
Mặc dù nó là một động từ rấr giản dị, nhưng sự có mặt của nó trong giòng thơ đã làm mạnh thêm, đâm thêm ý thơ. Nó không phải là tượng trung, siêu thực gì gì ráo, mà trái lại nó giúp cho nỗi buồn trong lòng được tăng thêm…
Nhờ nhận xét của Y. tôi mới tìm đến thơ TTKH, và yêu thơ TTKH.
Chứ không phải những bài nhận định mà tôi yêu thơ TTKH.
Tương tự, tôi tự hỏi, không biết có nhà phê bình nào mang cái hay cái đẹp cái mới của thơ Bich Khê đến cho người đọc như một người bị bệnh về thần kinh mang cho tôi hay không.
Hay chỉ nói hay bàn những chuyện cao vời mà chắc gì là đúng. Bởi họ đâu phải tác giả để mà thay mặt ông. Hoặc giả, nêu ông nêu ra lý luận: Khi thơ được phổ biến thì nó không còn của tác giả nữa. Đúng. Có điều ông có thể đoan chắc là bài ông viết có thuyết phục người đọc hay không.