Trong ” NHÌN TRỞ LẠI MỘT ĐỌAN ĐƯỜNG”, nhà văn Mai Thảo viện dẫn nhà danh họa Rouault để nói về ý nghĩ của ông về những tác phẩm của mình mười năm trước, đặc biệt là tác phẩm đầu đời:
Rouault trước phút lâm chung, đốt cháy tất cả họa phẩm là công trình sáng tạo vô song của một khả năng thiên tài sáng tạo. Sau những chiến dịch cải tạo tư tưởng, định lại lập trường của người làm văn học nghệ thuật mác xít là những tuyên bố đầy ăn năn khai tử những tác phẩm cũ như những đứa con đẻ hoang, những vấp ngã lạc đường. Nhiều nhà văn Pháp, trước đây từng đã lên tiếng về tác phẩm thiếu thời, thơ văn đầu tay của mình. Để chúng đó. Như những cái đã có, đã thành của một trở thành liên tục. Nhìn lại một đoạn đường : chỉ là những cái hỏng, những cái yếu, những cái non. Ta đó. Nhận là ta đó. Cố mà khá hơn.
(nguồn: Thư quan bản thảo số 68)
Có nghĩa là, với Mai Thảo, tác phẩm đầu đời “chỉ là những cái hỏng, những cái yếu, những cái non.”…
Có thật vậy không ?
oOo
Mới đây, Ông bạn già của tôi – bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (tức nhà thơ Đỗ Nghê) có nhận xét về những bài thơ dăng trên nguyệt san Tình Thương – nguyệt san của Sinh viên Y Khoa SG (1964-1967):
Tuổi 18-20 thuở đó, thơ mình còn cái giọng… ngây thơ hết sức! Mình vốn thủ cựu, nhà quê thứ thiệt, thơ tình chẳng có gì đáng nói. Nhưng nay bạn đã hỏi thì cũng chìa ra cho vui!
Nhưng phải nói thiệt, khi mình in tập thơ Tình Người (1967), mình cũng đã có một bài khá dễ thương, có thể coi như là một “tuyên ngôn” nho nhỏ cho riêng mình:
Bạn thấy đó. Ngây thơ và thiệt thà hết sức! Và quả thật, không biết sao, mình vẫn mến cái nụ cười hai mươi đó, vẫn cảm động khi đọc lại hôm nay. nụ cười đó không tàn theo năm tháng/ mãi mãi là nụ cười hai mươi/ của những người gái người trai/ suốt đời thương số kiếp/ nhưng chỉ của những người/ mang một niềm tin biển khơi/ TÌNH NGƯỜI ngày mai.
(Đỗ Hòng Ngọc: Thơ tình… Đỗ Nghê (*) trên Nguyệt san Tình Thương (63-67)) , http://www.dohongngoc.com/web/lom-bom-hoc-phat/nghi-tu-trai-tim-lom-bom-hoc-phat/thu-goi-ban-xa-xoi-5-2017/
Với Rouault: đốt. Với Mai Thảo: chỉ là những cái hỏng, những cái yếu. Với Đỗ Hồng Ngọc: không biết sao, mình vẫn mến cái nụ cười hai mươi đó, vẫn cảm động khi đọc lại hôm nay. Mỗi người một quan niệm.
Ngây thơ, dễ thương hết sức, chưa đủ ông bạn bác sỹ nhà thơ của ta ơi. Còn có tự hào, có độc giả, có bằng hũu, có tình thân… Ông Mai Thảo chỉ là thợ, bởi vì ông sống bằng nghề viết văn.Mà viết văn đòi hỏi kỹ thuật hành văn, kỹ thuật xấy dựng nhân vật… Còn người thơ thì khác. Thơ họ dựa vào nhịp đập của trái tim. Những bài thơ 18, 20 ấy, chắc chắn là ngây ngô, dại khờ, nhưng khó tìm được những bài thơ ấy trong cuộc đời mình. Bởi vì tim chỉ đập một lần chứ không thể hai lần cho một bài thơ.