Hành trình của tạp chí Văn Nghệ (bài 6): Thơ Văn Nghệ (tiếp theo)

Nhìn chung, thơ xuất hiện trên tạp chí Văn Nghệ đa số là thơ tự do. Chúng tôi phải choán ngộp bởi những trang thơ dài lê thê, đầy bí hiểm hay cao siêu của các tác giả như Vương Tân, Ngọc Dũng, Viên Linh, Nguyễn NGhiệp Nhượng, Trần Thy Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Trần Dức Uyển, Sao Trên Rừng v.v..
Nhà thơ Viên Linh đã chỉ trich thơ Vương Tân, Ngọc Dũng về những đọan thơ khó hiểu, không chấm không phết, dài lê thê, nhưng thật ra thơ ông trên Văn Nghệ cũng dài hơi không kém. Ngay ở số 1, những bài thơ tự do của ông xuất hiện, với ba bài thơ tự do tổng cọng 4 trang, nhưng Vương Tân chỉ có một bài 1 trang, rồi những số sau, cứ vài số, thơ Tự do của Viên Linh lại tràn ngập, và khá dài ..
.

Tuy nhiên đến bây giờ, tôi nghĩ là thơ Viên Linh chỉ được truyền tụng nhiều ở những bài thơ lục bát của ông. Thú thật, tôi thất vọng khi đọc hầu hết những bài thơ xuất hiện trên 26 số Văn Nghệ, nhưng khi gặp những bài lục bát của Viên Linh, tôi quá đổi vui mừng. Bốn bài thơ  lục bát  của Viên Linh trên số 4 là bài kim xuyên bis, khi còn ở chùa phú thạnh, giấc mơ xưa, thời kỳ lảng mạn.
Có điều là tôi không hiểu, hai nhà thơ có thơ đăng nhiều nhất trên Văn Nghệ  là Vương Tân và Viên Linh lại không có một lời nào “khen” tờ báo đã trọng dụng mình. Và trái lại là quay mặt, phê bình, chỉ trích.

Như Vương Tân, (sau này lấy bút hiệu Hồ Nam) thì bảo :

(…) Ít lâu sau Bác sĩ Trần Kim Tuyến tài trợ cho Đoàn Tường [Lý Hoàng Phong]. Đoàn Tường đã chọn Dương Nghiêm Mậu làm trợ lý lo sửa bản in , lo phát hành báo và có vẻ rất hài lòng với công việc người phụ trách.

(Hồ Nam: Dương Nghiễm Mậu. Nhà văn đầyoan khúc của thời đại. Nguồn: Internet)

Sự thật Văn Nghệ có nhận tài trợ từ Trần Kim Tuyến không, không có một bằng chứng nào chứng tỏ trong khi, theo Nhã Ca (thơ xuất hiện nhiều duới bút hiệu Trần Thy Nhã Ca) :

(…)  Người lo việc trị sự tạp chí và xuất bản là Phí Ích Nghiễm, tức nhà văn Dương Nghiễm Mậu. Nhờ anh Nghiễm giỏi thu vén mà tờ tạp chí sống được vài ba năm, ba bốn cuốn sách được xuất bản, trong khi các tạp chí bạn như Sáng Tạo, Hiện Ðại, Thế Kỷ 20 đều đã ngưng vì cạn ngân sách.
(Thơ có hồn thiêng và cuốn sách có mắt)

Còn với Viên Linh thì khác. “Chê” nhiều hơn khen. Ông đã đưa ra những lý do tại sao Văn Nghệ lại ít được nhắc nhở mặc dù nó đã có mặt đến ba năm. như chúng tôi đã bviết trong bài trước.
Hai ông  “chỉ trích” như vậy, nhưng văn thơ hai ông lại xuất hiện nhiều và đều đều hơn ai hết trên 26 số báo … Thật là lạ.

Ba năm với 26 số báo, chẳng lẽ nó không có một đóng góp nào cho nền văn chương miền Nam để cho hai vị dàn anh của tôi nhắc đến sao?

Và nếu không ai nhắc thì tôi nhắc. Như tôi nhắc Vấn Đề, Thời Tập, Trình Bày, Văn, Bách Khoa, Khởi Hành…. Nhắc 4 bài thơ  để đời mà Văn Nghệ đã dành cho nhà thơ Viên Linh  mà theo tôi giúp ông  chứng tỏ  là một người thợ cấy  tài hoa trên cánh đồng lục bát.

Xin được đăng lại:

vl-lb-1vl-lb-2

%d bloggers like this: