Trong bài post trước, chúng tôi chỉ bàn hai tiếng chửi thề trong lảnh vực thi ca thời chiến, nay chúng tôi xin đề cập qua lảnh vực văn.
Trong lảnh vực này, những danh từ mà mấy vị nho khổng hay mấy nàng tiểu thư không muốn nghe, muốn đọc , vẫn được người đọc thông cảm. Không ai trách nhà văn dùng hai chữ “dù má” “đéo” hay “Đ.M” trong sáng tác của nhà văn. Tác giả có thể viết rõ, thay dấu huyền bằng dấu nặng, hay có thể viết tắt. Đ. M. như anh chàng Tốt trong truyện dài Thoát Thua của Lan Chi mà tạp chí Thư Quán Bản Thảo khởi đăng trên số 66 tháng 10-2015:
“…Tốt về đến trại không lâu thì có tiếng gõ cửa, nhìn ra cửa sổ thấy cái đầu trọc tếu lấp ló, anh hừ một tiếng nhưng cũng ra mở cửa, Phi bước vào nhăn nhở cười.
“Đ.M. mày!
Tốt mở chai bia, chìa cho nó, thằng nhỏ vớ lấy ngay, ực một nốc, rồi ngồi xuống bực cấp, Tốt ngồi nơi ghế:
“Đ.M tên gì mày, nói thiệt.”
“Em tên Phi.”
“Thiệt?”
“Dạ thiệt!”
“Còn mấy tên khác? Đ.M sao mày lắm tên thế?”
“Thì ở mỗi trại em khai một tên, người ta dặn em vậy.”
“Vậy mày nếm… cứt 4 trại rồi phỏng?”
Thằng nhỏ cười hềnh hệch.
Tốt núc một ngụm hươi cái chai:
“Người ở đâu?”
“Hải Phòng!”
“À ha, mày tị nạn đéo gì?”
“Đéo tị nạn! Mẹ em bảo đi thì đi!”
“Đi làm sao? Bộ mày chạy bộ à?”
“Ba mẹ mua vé cho em đi. Bay đến Mốt-cơ-va rồi từ đó có người dẫn qua biên giới. Mà chạy bộ thiệt anh ơi, đi qua biên giới phải đi bộ!””
hay:
“Bỗng anh văng tục: „Ð.M., con đĩ ngựa“, sao nó bạo thế chứ, còn hơn cả đàn ông, nó hôn, nó cào nó cấu, rồi nó biến mất. Anh thè lưỡi liếm vành môi, nghe rát, anh đưa tay lên môi dưới, thấy vướng chút màu đỏ, anh không biết là màu son hay màu máu. Tổ mẹ, nó hôn mà còn hơn cắn.”
Đấy, văn chương chửi thề, hay văn chương “đéo” là thế. Nên trách tác giả chăng. Nên buộc tội tác giả là kẻ truyền bá “nọc độc dâm tục” chăng ?.
Một điều cần phải nói thêm Lan Chi là một bút danh của Thái Kim Lan – một cư sĩ Phật giáo thuần thành.
Không phải riêng một mình Lan Chi Thái Kim Lan dám viết thẳng thừng, như muốn lột trần tất cả. Từ dục tính đến chữ nghĩa, lật lên bề trong, phía dưới cái võ lốt của con người để tìm bản lai diện mục. Nhưng mà bà còn hơi kiêng cử, không dùng hai chữ Đù má mà chỉ viết tắt là Đ. M, còn Phùng Khánh thì trái lại xài xả láng như trong dịch phẩm “Bắt Trẻ Đồng Xanh”:
Thật hiếm tác giả, mà lại là tác giả phái nữ cọng thêm chiếc áo nâu sồng lại có thể hạ bút như vậy. Bà còn hơn cả chúng tôi !
Để chúng tỏ , dưới đây là dọan văn của phái nam chúng tôi, không dám viết nguyên mà viết tắt:
“…Nhân rời khỏi bàn tiệc, đến đằng sau tôi. Chỉ một mình hắn là thằng hiểu rõ tâm sự của tôi. Tôi nghe tiếng của Nhân hỏi nhỏ: Tân, mày buồn hả? Tôi vất điếu thuốc xuống sân, dí mạnh:
– Đ.M. buồn cái đéo gì.
– Mày có về bà má không?
– Về cái đéo gì? Lũ mình là con hoang.”
(Trần Hoài Thư Cuộc Sống tôi trong tập truyện NHững Vì sao Vĩnh biệt, Ý Thức xb năm 1971)
hay:
“…Thiếu úy Cung, xử lý thường vụ Đại-đội trưởng 215 đã ra đón tiếp chúng tôi. Tôi mở cửa xe nhảy xuống bắt tay Cung:
– Ờ, tới hứng cái khổ cho tụi mày đây. Chiều nay mày tha hồ mà bay bướm với các em ở thành phố…
Hắn toét miệng ra cười:
– Đ.m, cũng phải cho tụi tao xả ga chứ, không ứ lên chịu sao thấu mày. Thôi mày cho xe vào đi, bảo thằng truyền tin của mày gắn antel dù vào ngay, nó pháo kích còn liên lạc xin pháo binh. Tao xong nhiệm vụ rồi, tao đéo biết nữa đâu.
Tôi cũng văng tục:
– Đ.m., chưa đi hẳn đã lối. Tôi cũng đéo biết, tôi đâu phải Đại-đội trưởng mà anh tính bàn giao cho tôi. Trung úy của tôi còn ở dưới kia kìa, xe sau đó, pan mẹ nó rồi, còn chữa ở dưới đó. Xe tao đi đầu, trung đội Một mà.”
– À, có mấy xe mày?
– Bốn camion, đại đội tao đầy đủ cấp số chứ đéo như đại đội mày đâu. Việt Cộng đéo dám thử. Thử là chúng nó lúa vàng hết.
(Hoàng Ngọc Hiển – Quôc lộ 13, tạp chí TQBT số 66 ra tháng 10-2015)
***
Chúng tôi vừa đưa ra 4 tác giả. Hai nữ. Hai nam. Một giáo sư tiến sĩ dạy tại đại học Đức. là Lan Chi Một là ni cô sau trở thanh sư bà Trí Hải.Một lá giáo sư dạy môn công dân trước khi bị động viên là Trần Hoài Thư, và một là giáo sư dạy triết trước khi trở thành một trung đội trưởng tác chiến là Hoàng Ngọc Hiển, để chứng minh về một lọai văn chương rất phổ thông: văn chương đù má.
Không phải tự nhiên mà các tác giả kia chọn. Nhất là không ai ngờ “background” của 4 tác giả này lại có thể chọn lọai văn chương này..
Lý do rất dễ hiểu. Nó là lọai văn chương được dùng để giải tỏa những ẩn uất, những dồn nén, những bất mãn của con người trong một xã hội mà trong bóp ví luôn luôn có những giấy tờ căn cước. tùy thân. Nó thể hiện một sự mất niềm tin. Nó đòi lại cái quyền làm người. (dù chỉ lầm bầm trong miệng). . Nó là thần dược giúp một tay mang kính 7 độ, ốm tong teo như tôi, trở thành một trung đội trưởng thám kích, coi toàn những tên lính xâm mình! (Đ. M mày, mày không tiến lên tao bắn bỏ mẹ mày !) và giải tỏa ẩn uất bất mãn trên trang giấy.
Nó rất cần. Nếu không, chúng tôi sẽ điên.
Khi chúng tôi phải sống trong một thời mà:
Thế hệ chúng tôi mang đầy vết sẹo
Vết sẹo ngoài thân và vết sẹo trong hồn
Không phạm tội mà ra tòa chung thẩm
Nhận án tử hình ở tuổi thanh xuân….
(thơ THT)
Mặt khác nó còn thể hiện trình độ giáo dục của một xã hội, dân trí của một đất nước. Như anh chàng Tốt trong truyện của Lan Chi. Đọc nó, qua những câu văng tục từ nhân vật, không phải để chỉ trích tác giả, mà là cám ơn tác giả. Tác giả đã nói lên một thực trạng xã hội sau năm 1975 : để tôi – một kẻ xa nhà rất lâu- có thể hiểu rõ hơn.
Đó mới chính là trách nhiệm và lương tâm của nhà văn. !
Đó mới chính là nghệ thuật mới.
Nó không phải là lọai văn chương sơn phết. Sơn phết cá nhân. Sơn phết chế độ. Sơn phết kẻ bỏ tiền ra tài trợ.
Khi Mai Thảo nhận tiền từ Phòng Thông Tin Hoa Kỳ để làm Sáng Tạo , ít ra ông cũng là công bộc của Mỹ
Khi Nguyên Sa nhận sự tài trợ của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, ít ra công là một công chức.
Và job của các ông vẫn là job sơn phết.
Các ông đã quên hay bỏ ngoài tai những tiếng chửi thề khắp nơi khắp chốn…
Có phải vậy không ?