Hành trình của tạp chí Văn Nghệ (bài 5): Tranh đấu Văn Học Nghệ thuật mới

nghethuatmoi

Có thể nói  trong các tạp chí văn nghệ miền Nam, Văn Nghệ được sinh ra dưới một vì sao xấu. Nó là chứng nhân cho một miền Nam, từ thời binh sang thời chiến, từ đệ nhất Cọng Hòa sang đệ nhị Cọng Hòa. Nó được phát hành trong khi Saigon đầy ngợp hơi lựu đạn cay, rào cản, và những vụ biểu tình liên tiếp của Phật Tử., sinh viên. Nó là nhân chứng cho một xứ sở mà lòng người thì ly tán. Nào là phe phái. Nào là đảng này đảng nọ. Nào là tôn giáo này tôn giáo kia. Nó đau theo lòng người. Nó kêu gào  trái tim người. Nó câm nín như miệng người. Nó kêu gọi về nguồn, về với dân tộc. Nó hô hào cách mạng tư tưởng. Nhưng nó không làm gì được. Ngay cả cái chết của Nhất Linh vào 7-7-1963, nó cũng phải đợi đến tháng 12 năm 1963 mới tỏ lòng thương tiếc công khai. Thương cho nó.  Không phải như Sáng Tạo, thời thái bình thịnh trị của Đệ nhất Cọng Hòa, thời mà văn chương miền Nam là văn chương phục vụ cho cái đẹp, không bị phong tỏa bởi hơi cay và khói ngạt, hay bởi những hàng rào dây kẻm gai để chặn những đám biểu tình phấn khích. Thời mà Thanh Tâm Tuyền, Quách Thọai, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Mai Thảo tung hoành một mình một cõi, được ca ngợi vinh danh lên tận mây xanh. Gọi họ là những con chim đầu đàn của nghệ thuật mới.

Cám ơn họ. Nhưng mà cũng phải cám ơn đồng tiền của Mỹ. Bởi vì nhờ có đồng tiền ấy mới có Sáng Tạo. Và cũng cám ơn những ngày tháng bình an để họ có dịp làm thơ áo lụa hà đông hay tuổi mười ba hay Đường vào Tình Sử hay Tôi không còn Cô Độc… May mắn cho họ vì nếu mà Sáng Tạo được ra đời vào thời gian của của Văn Nghệ, thì chắc gì chúng ta có  Áo lụa Hà Đông ? hay Tôi không Còn Cô Độc , chắc gì chúng ta có Thanh Tâm Tuyền ?

Từ trước đến giờ, các nhà phê bình, nhận định văn học vẫn cho Sáng Tạo, Hiện Đại là hai tạp chí phát huy nghệ thuật mới.  Vậy thì tại sao Văn Nghệ cứ giăng biểu ngữ trên trang bìa  của 15 số là tạp chí tranh đấu cho văn học nghệ thuật mới, là tiền đồn của đấu tranh nghệ thuật mới ?

Tôi hiểu tại sao rồi. Cho dù nghiền ngẩm những nhận định về văn học của Lý Hoàng Phong hay Nguyễn Thạch, tôi vẫn chưa ngô ra. Đến khi nổi hứng bất tử tản mạn về văn chương “đù má”, mới vô rình nhận thức rằng, a, mình đã  đề cập đến một nghệ thuật mới.

Mới bởi lẽ từ trước đến bây giờ có ai nhắc về thứ văn chương “vô lại”, “mất dạy”, “vô luân” ấy đâu? Có ai xem nó là văn chương nghệ thuật đâu mà mới với cũ ?

Nhưng mà, nếu đồng nghĩa văn chương với chữ nghĩa, hay sáng tác thì thử đọc những tác phẩm trong thời chiến thử coi. Đầy rặc tiếng D.M.
Tại sao ?

Chúng tôi đã giải thích qua hai bài post trước. Miễn lập lại,

Riêng tạp chí Văn Nghệ, họ cho rằng nghệ thuật miền Nam   chỉ là nghệ thuật của hai luồng tư tưởng. Một là của Tây Phương. Hai là của Cộng Sản. Họ hô hào văn chương phải về nguồn, phải dựa vào tinh thần dân tộc, phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Các bài nhận định của Lý Hoàng Phong đều nêu lên vấn đề này.

Muốn thế văn chương phải gia nhập, .

“Văn chương gia nhập là văn chương của một hoàn cảnh hiểm nghèo. Nhà văn bị đặt trước một bức tường. Dù muốn dù không hắn cũng không thể phủ nhận bức tường trước mặt. Hắn phải tìm mọi cách để vượt qua bức tường phía bên kia. Hắn vượt qua bức tường và đó là hành động gia nhập. Văn chương gia nhập không phải là con đường hẹp, Nó là con đường dốc. Vượt qua con đường đó nhà văn vẫn có thể tìm thấy những bầu trời bao la của chân lý và nghệ thuật, của tình yêu và hy vọng (Nguyễn Thạch: Nhà văn trước thời đại, Văn nghệ số 23 tháng 4&5 năm 1963)

Mới là chỗ đó. Nghệ thuật mới ở đây không phải là những hiện sinh, nôn mữa, buồn nôn, những andrr Gide, hay Sartre, hay Hemingway… Nghệ thuật mới ở đây không phải là những khổ thơ tự do dài lê thê, đọc đến tăm tối mặt mày. Những thứ đó cũ như trái đất  ở các nước Tây Phương rồi !

%d bloggers like this: