Theo em (101)

Bây giờ tôi hiểu tại sao những người y tá, trợ y tá lại hối hả mang Y. xuống giường và đẩy đi đến phòng “living room” của viện. Lý do là họ không muốn cho Y. chứng kiến cảnh người chết. Và bây giờ tôi tự xét mình có lỗi lầm khi báo tin bà Olive mất. Hôm nay vào lại nôi chốn cũ, để hiểu về sự thật của một viện dưỡng lão. Họ cố dấu khi một người qua đời. Họ lo âu về ảnh hưởng tâm lý của người  mang khổ nạn. Cái ảnh hưởng ấy có thể ảnh hưởng đến tánh tình, đến sức khỏe, đền tâm lý người già cả.
Hôm nay tôi vào thăm Y. . Câu nói đầu tiên là lời ta thán, đếm qua tôi thức trắng, Tôi sợ ma. Tôi ngủ không được. Bà y tá cười nói người ta đi ngoài cửa cả đêm, sao lại sợ.

Không phải là chuyện vui. Ngày thơ, đám con nít chúng tôi vẫn thường bị cha mẹ  mang ma ra để mà dọa dẫm. Nhưng có bao giờ đứa trẻ thấy hình dáng con  ma  ấy đâu.
Bây giờ thì khác. Con ma ấy có thật. Là bà olive. Năm bên cạnh. Rồi chết. Rồi được di chuyển. Nhưng cái giường trống ấy vẫn còn thấy cái bóng của bà. Bóng ấy không mất. Ít nhất trong lúc này.

Tôi biết lúc này Y. cần một người roommate khác để thế vào bà olive. Nhưng mà lỡ người roommate mới mắc bệnh tâm thần, hay ho suyển cả đêm, hay la hét suốt buổi thì sao?

2.

Bài post “theo em (100) tôi mang màu vàng của thiên nhiên trời đất để nói lên cái tàn tạ của một kiếp người. Khi đẩy chiếc xe lăn trên hành lang quanh nursing home, tôi thấy ngoài cửa cả màu vàng. Màu vang trên cây, màu vàng trên cỏ từ những chiếc lá phủ trên sân viện, và màu vàng từ những cơn mưa lá rụng dập dìu. Tuổi vàng. Chiều vàng. Vàng mang buồn bả hắt hiu. Vàng mnag nỗi hiu quạnh như ở những căn phòng mà người có mặt phải sơn phết vào đời họ.

Nhưng có màu vàng mang ý nghĩa khác. Tôi vửa đọc một truyện ngắn  của Dương Nghiễm Mâu trên tạp chí Sáng Tạo  số 7 Bộ mới tháng 9-1961 mang nhan đề là “Buồn vàng”.
Vàng ở đây là màu da. La VN.

Đây là mấy câu kết của truyện:

“Dù em đen và em sầu, dù em trắng và em sầu. Đó là em. Còn anh, anh sầu và anh vàng. Cái chung của chúng ta là sầu. Nh8ng cái sắc vàng này là của anh. Anh vàng và anh buồn em ơi”.
(Buồn Vàng trang 64, ST số 7 Bộ mới)

Tôi thì mang màu vàng nhìn qua lăng kính nhân bản. Còn nhà văn DNM thì mang màu vàng nhìn qua lăng kính của thân phận đất nớc, dân tộc ông. Hai người có hai cái nhìn về màu vàng khác nhau. Nhưng chúng tôi đều có một cái chung. Đó là đặt màu vàng thành suy nghĩ. Nói như Mai Thảo: Đặt sống thành suy nghĩ.

Một điều rất thích thú là nhà văn DNM không phải là một system analysis, hay một programmer, nhưng cả đọan văn trên là cả một bản thảo của ngôn ngữ điện toán.

Trong ngôn ngữ điện toán, nhất là ngôn ngữ liên hệ đến Object oriented, trước hết người muốn design một system hay viết một program, phải đặt câu hỏi: Cái nào là cái chung. Và cái nào là cái riêng. Nếu là cái chung thì phải đă5t vào chỗ “public” để dành cho tất cả mọi người, ví dụ trong một công ty, từ chũ đến thơ. Ở đây là sầu. Cái chung là sầu. Ai lại không sầu ?  Còn cái riêng thì trong khoa học điện toán có một chỗ để đa75 vào đó là local. Chỗ này, những điều mà program viết rà chỉ dành cho một số người nào đó. Ví dụ tiền lương của nhân viên chỉ dành cho ban tài chánh. Không ai có thể xem được.
Ở đây, cái riêng là vằng.  Vàng là của anh. Anh vằng và anh buồn em ơi.

Phục ông DNM sắt đất. Tôi tìm ra cái tằi của ông. Thứ nhất là ông đặt sống thành suy nghĩ. Và thứ hai là ông biết cái nào là chung và cái nào là riêng để nhắm vào mà khai thác. Một tác phẩm như Giờ thứ 25, hay một thời để yêu và một thời đoể chết, dù là tác phẩm ngoại quốc, dù nhân vật mang bộ đồng phục khác bây giờ, dù khí giới khác bây giờ, nhưng tại sao lại được cả thế giới đón nhận, ngay c3a lớp sau này. Vì sao ? Vì cái chung ấy. Cái chung là tình người, là nhân bản tính của tác phẩm.

Chứ nếu hai tác phẩm này không có tình yêu, tình đồng đội, sự tha thiết mong mởi hòa bình, hay mong được sống… thì chắc gì chúng được đón nhận qua thế hệ này đến thế hệ khác ?

Còn khuya !

%d bloggers like this: