Hành trình tạp chí Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong (1)

(Bản quyền của THT.  Xin đừng đăng lại vì chúng tôi sẽ nhuận sắc lại khi cần)

Tạp chí Văn Nghệ, ra đời vào tháng 2 năm 1961, thế vào chỗ trống ngay sau khi tạp chí Hiện Đại bị chết.
Báo ra hàng tháng, khổ lớn (6″ x 9 “),  chủ nhiệm: Lý Hoàng Phong, Thư ký tòa sọan: Ngọc Dũng. Trị sự: Phi Ích Nghiễm (tức nhà văn Dương Nghiễm Mậu).

Trong Lời Mở Đầu, Hiện Đại giải thích về mục đích và chủ trương của  báo:
“…Trong những năm tháng lịch sử này, chúng tôi muốn tạp chí sẽ là nơi phát dộng một phong trào sáng tác phấn khởi và hào hùng, là nơi thúc đẩy một phong trào văn nghệ tham dự vào đời sống, tham dự vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, của thế giới ngày nay, cho một tương lai sáng sủa hơn, cho một chân lý chân thật của tự do và hòa bình…”

Ở đọan cuối của Lời Mở Đầu, Văn Nghệ lại thêm một lần  lập lại bốn chữ tranh đấu văn nghệ :

…Chúng tôi muốn nói rằng cuộc chiến đấu của văn nghệ hôm nay cũng là cuộc tranh đấu của dân tộc để tồn tại và trưởng thành với thế giới. Chúng tôi nghĩ thế và khởi đầu.”

Đọc những lời mở đầu chúng ta liên tưởng ngay đến những ước vọng không bao giờ trở thành sự thật. Mang một tờ bao với trăm trang để mà làm hịch, làm chất nổ, làm đại bác tầm xa, rõ ràng là chuyện không tưởng. Nhưng chúng ta phải thông cảm cho họ. Họ lúc ấy đều ở tuởi dưới ba mươi, chất ngất hoài bảo và lý tưởng.
Hãy thử vào nội dung từng số, thử họ có thực hiện được hoài bảo và con đường họ theo đuổi không ?

Số 1 là số xuân Tân Sữu :Gồm bài vở của Kiêm Minh, Anh Oanh, Ngọc Dũng, Tô Thùy Yên, Song Hồ, Viên Linh, Trụ Vũ, Trần Dạ Từ, Chế Vũ, Vương Tân, Quách Thọai, Đoàn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Sỹ Tế, Dương Nghiễm Mậu, Thao Trường, Võ Phiến, và một truyện dịch của Ernest Hemingway.
Sau số một, trải qua 26 số, chúng ta tìm thấy có những tên tuổi  người viết như: Doãn Quốc Sỹ, Đỗ Quí Toàn, Lê Huy Oanh, Nguyễn Trung, Nguyễn Hữu Đông, Trần Đức Uyển , Trần Thy Nhã Ca, Sao Trên Rừng, Cung Trầm Tưởng, Trường Duy, Trần Lê Nguyễn, Vĩnh Lộc, Thái Tuấn, Sơn Nam, Lê Xuyên, Hoàng Bảo Việt, Nguyễn Thạch, Phan Nguyên, Lam Giang, Đinh Nhật Tiến…
Hầu hết những người công tác đều ở SG và quen thuộc trên các tạp chí văn nghệ như Sáng Tạo, Hiện Đại. Rất ít thấy những người mới.

Chỉ có một bài thơ của Hữu Thu, và Lê Vĩnh Thọ nằm lạc loài.

Người đọc nhìn vào chỉ hình dung ra những tuyển tập văn nghệ không hơn không kém.

Chính người chủ trưong cũng vẫn phải thừa nhận là họ có khuyết điểm, không thực hiên được ý muốn mà họ đã phác họa:

… Để thực hiện những ý muốn mà chúng tôi đã phác họa, từ nay tờ báo sẽ từ bỏ hình thức tuyển tập để mang lấy hình thức của tạp chí. .. (Những đổi mới của tạp chí – VN số 7)

Vậy, ý muốn ấy là gì ?

Ý muốn ấy ta có thể đọc được trên bìa  từ số 4 đến số 15: “tranh đấu văn học nghệ thuật mới” hay ” tiền đồn đấu tranh văn học nghệ thuật mới. ” t(số 25, 26 tức số 1, 2 Bộ mới)

Nhưng nghệ thuật mới là gì. Không có một câu giải thích trong suốt  26 số báo. Thơ tự do chăng. Đăng những truyện dịch chăng.Văn Dương Nghiễm Mậu chăng. Nhận định của Lý Hoàng Phong chăng. Truyện thơ của Nguyễn Nghiệp Nhượng chăng. Dịch Hạch của Camus chăng. Thị trấn miền Đông của Viên Linh chăng ?
Hai mươi sáu số là 26 tuyển tập thơ văn không hơn không kém. Chủ đề rất hiếm được thực hiện. Hiện Đại chỉ có 9 số thì có đến chủ đề. Sáng Tạo nói thì làm. Còn Văn Nghệ chỉ đánh trống thổi kèn nhưng chỉ thấy một vài diễn viên tài tử. Văn Nghệ mong mỏi tạp chí là một diễn đàn qui tự mọi khuynh hướng dị biệt, vậy mà chẳng bao thấy một số báo nào thực hiện một cuộc thảo luận nghiêm túc về vấn đề văn học. Trừ một số với bài viết: Ý kiến 8 tác giả về truyện ngắn. (Số 23 ?)

Tranh đấu cho nghệ thuật mới  ở chỗ nào không thấy chỉ thấy những bài nhận định về văn học của Lý Hoàng Phong hay Nguyễn hay Nguyễn Thạch hô háo hô hào văn chương phải gia nhập vào cuộc sống, nhưng sau đó lại đăng  những bài thơ bài văn chẳng ăn nhập gì với lời hô hào.

Văn Nghệ và lỗi lầm

Thôi thì chỉ coi những  dự định trên chỉ là những giấc mơ.  Ai lại không mơ. Ai lại không dệt mộng?
Tuy nhiên, ngoài những cơn mơ  không tưởng ấy, Văn Nghệ đã phạm hai lỗi lầm lỗi lầm nghiêm trọng.

Thứ nhất là không chịu tìm tòi khám phá tài năng. Không mở cửa rộng đón nhận những ngôn gió lạ. Chỉ khăng khăng chừng ấy tên tuổi. Để người đọc thấy nhàm chán.
Thứ hai, Văn Nghệ không đến với độc giả miền Trung và được những người viết miền Trung đón nhận.
Một ví dụ là nhà thơ Sương Biên Thùy từ miền Trung gởi bài về cọng tác được trả lời: Hy vọng bạn còn nhiều cố gắng.(Số Xuân).

Thư ba, ngay cả Song Linh, dù có bài văn trên Văn Nghệ số 2, và là một biên tập viên của Hiện Đại vẫn được xếp bên cạnh những tên tuổi vô danh trong  thư độc giả  nhận được.
Đó là một việc làm tắc trách. Người viết bỏ công khó gởi bài, là một chuyện cần phải trân trọng, huống hồ người viết ấy là một tên tuổi quen thuộc như Song Linh.

Một ví dụ khác là trường hợp nhà thơ Hoang Vu, bút danh của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, được Văn Nghệ “dạy” như sau trong mục thu tín Văn Nghệ  số 5: : Gởi thêm cho sáng tác mới nếu có .

Trả lời kiểu ấy ai lại không tự ái. Ai lại chịu cọng tác.

Chỉ tiếc là sau  “mang mang”  bài thơ đầu đời của Hoang Vu Nguyễn Xuân Hoàng mà Nguyên Sa trân trọng giới thiệu bên cạnh Viên Linh, Sao Trên Rừng trrên Hiện Đại , chúng ta không được đọc bài thơ thứ hai của NXH, vì lẽ bài thơ này bị vất vào sọt rác của tòa sọan Văn Nghệ chăng.

hopthu toa soan-vn-so 5 hoang vu

%d bloggers like this: