Hành trình tạp chí Văn Nghệ : Hòn đảo lạc loài (bài 2)

Khác với Sáng Tạo của Mai Thảo được cơ quan Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tài trợ, nhóm chủ trương tiêu xài thả dàn, đêm nhà nhảy phòng trà hay tạp chí Hiện Đại của Nguyên Sa được trùm Mật Vụ thời Đệ Nhất Cọng Hòa bảo trợ, không cần lo lắng gì đến việc báo bán được nhiều hay ít, miễn là theo con đường mình đi, mình chọn… Những tờ báo ấy dĩ nhiên có nhuận bút hậu hỉnh, và đặt nặng nghệ thuật hơn là “sống và viết” hay “ngòi bút phải gia nhập vào cuộc sống”…
Cũng vì được tài trợ nên không cần nghĩ đến ngày mai, như miền Nam được Mỹ viện trợ dồi dào, không cần nghĩ đến một ngày Mỹ bỏ. Và ngày ấy đã đến. Sáng Tạo đóng cửa.  Hiện Đại dẹp tiệm (xin mời đọc TQBT số 66 chủ đề Hiện Đại, mới phát hành), mặc dù số 9- số cuối cùng- ta vẫn thấy cột quảng cáo mời đọc báo kỳ tới, với bài vở phong phú, với đông đảo người viết. Đọc quảng cáo không ai tin là Hiện Đại lại chết. Vậy mà nó chết. Và sau này chính Nguyên Sa thú nhận là nó chết vì nguồn tài trợ bị ngưng do cuộc chỉnh lý 1-11-1960.

Nhưng tạp chí Văn Nghệ thì khác. NGười ta bảo Văn Nghệ  nhận nguồn tài trợ từ phía chính quyền, tôi không tin. Bởi không phải tiền mua tiên cũng được.
Bằng chứng ?

Thư Quán Bản Thảo nghèo nhất trần gian, máy in toàn là máy lượm, máy sắp phế thải, vậy mà vẫn sống đến năm thứ 15, không một trang quảng cáo, chỉ biếu tặng. Không để giá tiền. Nếu muốn  ủng hộ thì tùy tâm tùy hỉ. Vậy mà mỗi ngày mỗi dày, lại còn kèm theo phụ tập phụ bản !

bia 66

Tôi lấy kinh nghiệm bản thân, để chứng minh là tạp chí Văn Nghệ không nhận tiền để làm gia nô, hay để phè phởn ngày đêm phòng trà, nhà nhảy.

Dù Văn Nghệ mắc những lổi lầm như tôi viết ở bài (1), nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp lớn lao của nó cho một nền văn học miền Nam. Sáng Tạo có Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên , Dõan Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Quách Thọai… Hiện Đại có Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Sa, Đinh Hùng, Trần Thy Nhã Ca, Song Linh, thì Văn Nghệ có Dương NGhiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Lý Hoàng Phong, Đỗ Quý Toàn… vân vân và vân vân, kể ra không hết… Khác với hai tờ báo trước, Văn Nghệ là nơi dung nạp sức mạnh của đội ngũ văn nghệ trẻ. Họ viết mạnh, viết khỏe. Một Dương Nghiễm Mậu như bao trùm cả Văn Nghệ. Rồi Viên Linh… Rồi Nguyễn Nghiệp Nhượng…

Nhất là Dương Nghiễm Mậu.

Muốn tìm hiểu những biến cố lịch sử bấy giờ, chỉ cần đọc DNM. Ông giúp người đọc thấy được những năm đầu thập niên 60 đầy những biến động. Nào là cái chết của Nhất Linh. Nào là vụ đốt nhà tràn lan ở Vĩnh Hội, Khánh Hội, nào là triệu chứng dịch hạch xãy ra ở thủ đo, nào là sự sụp đổ của đệ nhất cọng hòa sau 9 năm cầm quyền…

Đọc ông, để càng hiểu về sự chật vật khó khăn của một tạp chí được nuôi dưỡng bằng sức lực thanh xuân, bằng hòai bảo ngât trời, bằng những ước vọng, và bằng cả sự  không kinh nghiệm của họ. Họ đã thất bại khi tin vào sức lực của mình. Để rồi sau 20 số, vào năm thứ ba, họ mới chịu  “thăm dò ý kiến bạn đọc”:

“Cuộc thăm dò ý kiến được Tòa sọan Tạp chí tổ chức với mục đích tìm sự cảm thông giữa tạp chí và bạn đọc, dò hiểu thái độ bạn đọc đối với chủ trương của tạp chí và một phần nào ý tưởng của bạn đọc đối với những khuynh hướng sáng tác của những tác giả hiện nay…
Lần đầu tiên, Văn Nghệ thiết tha kêu gọi:
” Chúng tôi thiết tha kêu gọi quí bạn ủng hô tạp chí hơn nữa bằng cách:

  • giới thiệu tạp chí với các bạn hữu
  • mua biếu các bạn xa
  • phổ biến tạp chí bằng mọi cách có thể được

Thử hỏi  nếu tạp chí nhận tài trợ lại khom mình đăng những lời kêu cứu độc giả  thống thiết như trên ?

Thư đăng trên số 21 tháng 2 năm 1963, và số 24 đình bản 5 tháng, để rồi sau đó, Văn Nghệ đổi thành Bộ mới, ra thêm hai số nữa (số 25, 26), để rồi vĩnh viễn năm xuống.

Văn Nghệ đã sống được ba năm, 26 số. Cai chết của Văn Nghệ đã giúp cho những người làm báo văn học sau đó rút ra bài học. Trong đó có Trần Phong Giao. Rằng,  tờ báo văn nghệ chỉ sống được là nhờ sự đóng góp của mọi người, nhất là của miền Trung – mà theo TPG, sự ham đọc rất mạnh, chứ không phải xa cách  người đọc như Văn Nghệ. Để rồi từ đó, không để lại hay chỉ là một bóng mờ trong sinh họat văn chương nghệ thuật  miền Nam.bia cuoi cung

%d bloggers like this: