Tôi ở vùng rất ít người Việt, không có tiệm VN. Muốn mua đồ ăn Việt phải lái xe qua tiểu bang cạnh, về thành phố Philadelphia. Nơi này có rất nhiều tiệm VN. THời gian đi và về ít nhất là 4 tiếng nếu không bị kẹt xe.
Khi Y. vào năm trong Nursing “hòm”, tôi không bao giờ nghĩ đến cái vấn nạn mà một người Việt Nam phải triền miên chịu đựng. Không có chương trình truyền hình VN để xem, dù mỗi giường đều trang bị một máy truyền hình. Và nhất là phải bị buộc “thưởng thức” đồ ăn Mỹ, khi người bệnh chưa bao giờ làm quen, hay không hạp với những món ăn như hambuger, hot dog hay spagetty, pizza, scramble egg, nhất là Y. bị dị ứng với bơ, sưa… Tội nghiệp cho Y. có một tên chồng vô tích sự. Viết văn, làm thơ, làm lính dữ dằn, cứ ngỡ hai tay ôm cả trí khôn, kiến thức, cứ ngỡ hai chân đứng thẳng, lưng không còm, cứ ngỡ lòng chai sạn trước bao nhiêu thảm kịch, vây mà bây giờ, chỉ biết nhìn những khay ăn còn đầy, không đụng tới.
Chỉ còn cách là gồng mình lái xe đạm trường qua Phialadelphia mua một lô đồ ăn để bà xả được một bửa ăn ngon miệng…
Để rồi khi ăn xong, bả lại đòi, lại ao ước.
Để rồi , chỉ còn cách là tự học nấu ăn. Lên Net xem Youtube về cách thức, hay về những thức dụng cần thiết. Thấy mà nãn.
Sao mà bất hạnh này kéo đến bất hạnh khác. Vấn nạn này đến vấn nạn khác vậy cà.
Cái bất hạnh lớn nhất là sự bất lực. Tôi nghe cả trăm lần lời than của Y. mà cứ nuốt nghẹn. Tôi cố mang niềm vui cho người bạn đời, rằng luôn luôn tôi có mặt trong bất cứ ngịich cảnh nào, nhưng cũng chịu thua. Stroke lần đầu, Y. cũng được mang đến nursing “hòm” này để được physical Therapy. Nhưng mới một tháng, tôi phải bảo lảnh mang Y. về nhà vì không chịu nổi những ngày Y. ở chung với người bị bệnh tâm thần, hay bà lão bị suyển nặng. Hai năm trước, tôi đã hiểu rõ thế nào là sự thật của cái nơi mà người ta gọi là “nursing home”. Tôi rất thông cảm ở công việc của những người nurse aid. Họ không phải chỉ săn sóc cho Y. mà cho cả mấy mươi người bệnh khác. Và cách tốt nhất là mang Y. về nhà, tự đóng vai nurse aid. Thêm 20 tiếng đồng hồ chánh phủ cho, để tôi tìm một người biết nấu ăn VN, dễ dãi cho họ. Họ đến cũng được, mà không đến cũng chả sao. Việc chăm sóc tôi lo tòan bộ. Cô ấy chỉ lo ấu ăn, mang lại. Đũ rồi.
Vậy mà bây giờ tôi lại để Y. có mặt tại một nơi mà cách đây hơn hai năm tôi ký giấy mang ra. Bệnh gì mà khắc nghiệt như vậy hả trời. Stroke 1 chưa hết, rồi đến stroke 2. Bây giờ stroke 3 nhằm vào phần thân thể còn mạnh. Chỉ may mắn là còn sáng suốt. Để càng hiểu thân phận của mình. Để càng thấy thế nào là những đêm những ngày nằm chờ trên giường, mắt mở trừng trao tráo… Rồi mỗi lần thấy chồng vào, không thấy nụ cười tươi mà chỉ thấy một gưởng mắt thảm thiết. Stroke đã làm thay đổ toàn diện bản tính con người hay vì Nursing “hòm” này đã làm cho Y. thay đổi ?
Thay đổi khiến tôi không còn biết ăn nói làm sao. Chỉ biết bỏ ra ngoàii, tìm một nơi vắng vẽ, và ngồi. Ngồi mà nước mắt như chực ứa. Tại sao tôi lại ra nông nổi này. Tôi đến để mang tình mang nghĩa, vậy mà không thấy tình nghĩa đâu, chỉ ngược lại là những giẫn dữ khùng điên, như quẩn trí, những chửi rủa, phẫn hận mà người như Y. chưa bao giờ có. Chúng lấy tôi làm nạn nhân để trút. Tôi chịu khổng nổi rồi. Có lẽ tôi phải về nhà. Tôi phải tỏ thái độ quyết liệt. Nhưng mà chỉ mười lăm phút sau tôi lại trở vào. Cái bàn ăn đã có khay ăn đặt trên đó rồi. Nhưng bàn ăn thì đặt quá xa tầm tay của Y. Có lẽ người nurse aid nghĩ là việc cho ăn là việc của tôi nên không bận tâm đến việc giúp người bệnh điểmn tâm chăng. Tôi tự hõi nếu không có tôi thì chắc sáng này Y. không ăn điểm tâm d8âu.
Tôi như kẻ từ tâm nhất trên dời, điều chỉnh chiếc giường tự động để Y ở vị thế ngồi. Sau đó, đổ mật vào oak meal, cắt từng lát miến bánh mì… Mở khu hủ Ice cream… Có khi thấy Y. không thích món ăn, tôi ra nh2a ăn, xem còn món ăn nào khác để thay đổi chăng. Đây không phải là chuyện tình nghĩa. Mà là vấn đề lương tâm. Tôi d8ã giúp biết bao người trong nursing home này như đẩy xe cho họ, mang nước cho họ… Như ngày xưa, tôi đã mời tù binh điếu thuốc hay cấm lính không được ném lựu d8ạn xuống hầm khi tôi là một trung đội trưởng thám kích.
2.
Lại thêm một trận bão nữa rót vào tôi chiều hôm qua. Tôi mang chiếc áo T. Shirt màu xanh da trời. Y. hằn học nhìn và day nghiến: Tôi ghét nhất cái áo này. Củ khoai lang tôi nướng mang từ nhà đến để Y. ăn chơi, Y, vừa cắn một miếng xong rồi ném. Lát bánh mì Y. mới cắn một miếng, sau đó, lấy nỉa dâm nó tíu bụi. Và bắt đầu tố những người thân thuộc mà Y. từng nễ trọng. Vâng. Đây không phải là lỗi của Y. mà là những triêu chứng do Stroke gây nên, Có lẽ.
Rồi Y. trách tôi tại sao không chịu mang bún bò đến. Tôi bào chửa; Bà mới ăn hồi trưa mà. Ăn hoài coi chừng độ đường lên cao, y tá khiếu nại. Hơn nữa chính bà đân tôi ngày mai mang đến mà.
Tôi bào chửa. Mà Y. vẫn không chịu nhận mình lỗi. Thôi thì đành nhận mình có lỗi không sao.
Nhưng mà, nói thật tôi quá vui. Tôi đã dấu bả. Ra ngoàii tiệm Tàu mua giò heo họ làm sẵn, kho sẵn. Họ ướp gia vị hết sẩy. Mang về chỉ việc bỏ vào nồi nuớc đổ vào hai muổng canh bột nấu bún bò Huế, rồi đâp xả bỏ vào cho thơm. Công việc chỉ cần 15 phút là xong. Vậy mà nó đã trở thành một tuyệt chiêu. Lần đầu tiên Y. khen bún bò quá ngon. Lần đầu tiến tôi nấu ăn theo phương pháp riêng của mình.
Nếu nói như nhà khoo học, đá7 là do từ sáng kiến. Vậng, mười lăm nắm làm báo, in hàng mấy trăm đầu sách, cũng do từ sáng kiến. Và bây giờ, chính sáng kiến cũng đã giúp tôi trong một lảnh vực mà từ trôớc đến nay tôi chưa hề đụng tay.
Xin stop. Tôi còn phải lên nhà hầm nồi bún bò, luộc bún, trước khi vào nhận thêm một trận bão mới. Lần này chắc ít, nhẹ,