Viết về Hoàng Ngọc Hiển (Bài 1): Quốc lộ mười ba và giải thưởng của Trung tâm Văn Bút năm 1974

Nhà văn Hoàng Ngọc Hiển tên thật là Trần Ngọc Hiển, sinh năm 1942 tại Phủ Lý Bắc phần.  Là giáo sư văn chương và sữ địa, bị động viên khóa 25 Thủ Đức. Tưởng cần nhắc lại, Khóa 25 Thủ Đức là khóa gặp nhiều họan nạn nhất.  Ngay ở  quãn trường, một số sinh viên sĩ quan đã bị thiệt mạng ở  ngoài cổng số 9 do mìn VC gài, và ra trường trong thời điểm của Tết Mậu Thân đang còn sôi động.
Dù ra trường với điểm khá cao, nhà văn HNH  vẫn chọn tiểu khu Bình Long là nơi “đi vào nơi gió cát”. Đơn vị mà anh được chỉ định phục vụ là đại đội 399, một đơn vị cơ động của tiểu khu Bình Long.
Anh phục vụ ở đơn vị này từ chuẩn úy lên đến trung úy. Chức vụ cuối cùng là đại đội phó.
Về mặt gia đình,  anh lập gia đình trước khi anh vào quân đội. Vợ anh – chị Nguyễn thị Tiệp – học trường Trưng Vuơng, nguyên là một nhân viên của Đài Phát Thanh Saigon.
Khi HNH đến Bình Long, anh chị đã có 2 mặt con.
Dù biết rằng, phải chạm vào một tương lai không mấy gì sáng sủa, bởi nó (bình Long) không phải là đất hứa mà là cõi dữ, nhưng chồng dâu thì vợ đó, chị đã dứt khoát thôi việc, rời Saigon,  để theo chồng. Chị nhớ lại những ngày tháng đầu tiên:
“…Mấy tháng đầu, gia đình ở nhờ nhà một người quen. Sau đó chúng tôi  thuê một gian nhà sau của một người nông dân nguyên là dân  Bắc di cư. Những tháng đầu, tiền lương chuẩn úy mới ra trường không đủ tiền trả tiền thuê nhà , phải chờ lảnh rappel mới trả cho ông bà chũ. Hàng ngày con dâu bà chủ nhà cắt rau muống mang ra bán ở chợ, chị nhặt rau non, vụn biếu chúng tôi làm thức ăn, còn tới bửa cơm thì  ông chủ nhà cứ gọi hai con “chèo bẻo” (con gái chúng tôi) lên ăn chung  với ông bà . Thế là hai đứa cầm cầm bát đũa lên…..”
TRong khi đó, thì người chủ gia đình  phải bận việc quân, khổ cực trăm bề. Chị kể:
… Anh  Hiển được bổ đi đại đội 399, được biết là đại đội khăn quàng đen . đại đội sát cộng nổi tiếng của tỉnh Bình Long, đi hành quân, đi kích liên miên, đêm thì ngủ bờ ngủ bụi dưới giao thông hào. Có lần anh kể: ” buồn ngủ quá, đứng trùm poncho dựa vào bờ vách giao thông hào mà ngủ một chút cho tỉnh. Nhiều khi gặp mưa thì cả người dầm nước cứ thế mà chịu cả đêm…”
Những nỗi gian khổ, nguy hiểm này, đã được nhà văn HNH kể trong hồi ký Từ An Lộc đọc Khởi Hành, đặc biệt dành cho Thư Quán Bản Thảo số chủ đề Khởi Hành Và Tôi. Anh ghi chú: đây là chuyện thật, hòan toàn thật. Mời đọc một đọan trích để hiểu rõ hơn về những gì mà người lính viết văn ngoài vòng đai SG phải chịu đựng như thế nào:
“… Đại Đội 399, một đại đội cơ động cùa Tiểu Khu Bình Long, đi hành quân suốt. Thời điểm ấy, sau trận tổng công kích Mậu Thân 1968, nên Bình Long luôn bị đặt trong tình trạng “nguy hiểm”. Đêm thì đi kích, có khoảng một thời gian dài hơn sáu tháng, tôi toàn ngủ đường, ngủ rừng, ngủ chợ, ngủ dưới đường mương công viên Tao Phùng,… không biết đến cái phòng ở trọ là gì!!! Thỉnh thoảng mới có một ngày đại đội ứng chiến, lợi dụng một lúc nào đó  có thể tạt vào sạp báo. Có bữa Văn, Bách Khoa đều đã hết! Rồi có một thời gian dài đại đội đi đóng đồn Tân Hưng, một đồn ở xã Tân Hưng cách Quốc Lộ Mười Ba về phía tây hơn 15 cây số đường rừng, hầu hết là rừng cao su mênh mông, trải dài tới tận biên giới Việt Miên. Riêng tạp chí Khởi Hành tôi đọc được do có khi đi phép về Saigon, vơ vội vài tờ ở sạp báo đem đi, hoặc do một người bạn nào đó có được, đọc xong , đưa cho. Thú thật, lúc đó, tôi lo sống trước đã, lo làm tròn trách nhiệm một người lính chiến trước đã; nên có tạp chí đọc, hay không có, không quan trọng, không tha thiết, không mong đợi. Có thì đọc, không có thì thôi. Có lẽ ly cà phê, điếu thuốc Salem mỗi buổi tối, nhất là ở đồn Tân Hưng quan trọng hơn nhiều! Đôi khi, đọc xong thẩy cho một người bạn nào đó, hoặc ném vào xó xỉnh nào đó, cũng có khi  xé ra đốt lửa hun khói đuổi muỗi trong hầm ở đồn Tân Hưng, nhất là vào những đêm mưa gió, căn hầm ẩm ướt, u ám, nỗi buồn của những người lính như chúng tôi, tưởng dâng cao lên đến tận trời!

Vậy mà đôi khi tôi cũng có thể ngồi xuống viết một truyện ngắn. Tôi không viết được như anh Trần Hoài Thư. Anh viết trong lúc chờ trực thăng bốc đi ở phi trường. Anh viết khi ngồi uống cà phê ở quán. Anh viết ở giữa cuộc hành quân…. Tôi thì không viết được như thế. Tôi chỉ có thể viết trong lúc thật rảnh rang, như một hôm nào đại đội không đi hành quân, tôi ngồi trên tấm sạp gỗ, lấy ba lô làm bàn, mới lấy giấy bút ra viết được. Cả đại đội 399 không một ai biết tôi ngồi viết văn như thế đó. Không ai biết tôi là người lính cầm bút viết văn gửi cho Khởi Hành& Văn. Vả cũng chẳng cần ai biết! Do vậy, tôi viết được rất ít, đâu như trong khoảng thời gian gần 5 năm ở An Lộc, tôi chỉ viết được năm, sáu truyện ngắn. Gửi đi, tôi cũng không quan tâm có được đăng hay không nữa. Đăng hay không đăng, không quan trọng, không thành vấn đề! Dường như chỉ cần tôi ngồi ở đó, vừa uống cà phê, vừa hút thuốc Salem, vừa nhìn một khoảng trời xanh bên kia xã Tân Hưng, vừa viết. Viết được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thế thôi! Thế là đủ rồi! Bởi biết mình sẽ ra sao trong cuộc hành quân tới?”

 ***
Trong hoàn cảnh mà mỗi bài văn là mô5t chúc thư như vậy, anh vẫn cho ra đời một truyện dài vào năm 1969. Đó là Quê Hương Lưu Đày, tạp chí Văn xuất bản năm 1969.
Chị Hiển kể:
…tác quyền cuốn Quê Hương lưu dày đúng 5000 đồng. Anh đem về đưa hết cho vợ con , tôi mua sữa cho 3 cháu, còn dư tôi sắm được một cái lắc nhỏ 3 chỉ vàng Tây để kỷ niệm mong là không phải bán…”
Sau 1975,vì là giáo chức biệt phái, nên  nhà văn Hoàng Ngọc Hiểnchỉ có 7 tháng ở trong trại  “cải tạo tập trung”. Vào năm 1977, anh tham gia một tổ chức chính trị nhằm lật đổ chế độ CS, nhưng chẳng may bị lộ. Hầu hết thành viên đều bị bắt.
Ngày anh bị bắt gia đình không hay. Không ai biết tin tức anh. Sau nhiều lần dọ hỏi, mới biết anh bị Công An bắt tại nhà ga Phú NHuận. Sau đó chị Hiển đã cố  tìm kiếm  anh khắp cả SG, hết quận này đến quận khác. Cả một năm không biết tin tức gì về anh, nơi giam giữ anh. Cuối cùng, nhờ một người thân thuộc trong bộ phận Công An, chị mới biết anh  bị giam tại Phan Đăng Lưu rồi sau đó giải về Chí Hòa. Biết vậy những công an không cho chị thăm nuôi. Họ bảo chờ đến sau khi Tòa xử chị mới được thăm !.
Hôm xữ chị có mặt. Có mặt như đã từng có mặt bên anh ở Côn Sơn, ở An Lộc, Bình Long.  Trong số 6 ngườibị kế án hôm ấy thì  3 người bị kêu tử hình. Riêng anh bị kêu 20 năm.
Có nghĩa là chị cũng có mặt bên anh thêm 20 năm nữa để chia sẻ những cay đắng, đau khổ mất mát và cả yêu thương với anh, giữa lúc anh hoàn tòan bị mất mát.
Tôi không hiểu có một sức mạnh gì mà một người dàn bà yếu duối chỉ 37 ký lô lại có thể nuôi một bầy con 6 đứa, và hầu như thăm nuôi chồng thường xuyên. Khi thì gởi đồ, khi thì dẫn con đi để anh  được gặp con.
Quả thật tôi không thể hiểu.
Tình Yêu và Thù Hận, tập truyện, tác giả xuất bản, Hoa Kỳ, 1998.

Thuyền Bát Nhã, tập truyền thuyết, đăng trên Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong, Hoa Kỳ (2000-2001)

Cơn Mưa Mơ Ước, truyện dài, đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, Hoa Kỳ (2002)

“EM có về cồn phượng?”, tập truyện, Hương Cau, Paris, nước Pháp xuất bản, 2013

Lửa “Kim tinh muội”, truyện dài, tác giả xuất bản, Hoa Kỳ, 2014

Cuộc Hành Trình Thỉnh Kinh. Đọc “Tây Du Ký”, tác giả xuất bản, Hoa Kỳ 2014

Đọc 12 tác phẩm
Ngòi viết của ông càng ngày càng sắc. Vậy mà sau khi qua đời có nhà văn nhà thơ nào nhỏ giọt nước mắt thừa?
Trong cuốn biên-khảo Văn Học Miền Nam của Nguyễn Vy Khanh, tác giả có nhắc đến giải Văn Bút 1974, với chú thích như sau:
[Nhân đây chúng tôi ghi lại một số sự kiện về giải thưởng này. Theo Nhà văn Nhật Tiến, thành viên Hội Đồng Tuyển Trạch giải Bút Việt 1974, thì “không có vụ tranh cãi gì trong việc tuyển chọn giải thưởng Truyện dài của Nguyễn Mộng Giác trong năm này” (email 25-9-2008 gửi chúng tôi). Như vậy, sau khi giải được công bố thì mới có đôi tiếng phản đối hay phê phán cuốn Đường Một Chiều. Phía ‘chống’ gồm Nguyễn Tử Năng (tạp-chí Văn Học), Nguyễn Quốc Trụ (Thời Tập), còn phía ‘thuận’ thì chỉ có bài viết của Hoàng Ngọc Tuấn (tác giả HNLTY) đăng lại trên Thời Tập và bài tường trình trên Bách Khoa của Thế Nhân (Bách Khoa số R*, 11-1974). Nguyễn Tử Năng trong bài viết “Tiểu thuyết Đường Một Chiều của Nguyễn Mộng Giác và sự tuyển trạch của trung tâm Văn Bút…” (Văn Học (SG), 197, 1974, tr. 75-82) đã ghi nhận rằng lúc bấy giờ trên nhật báo Chính Luận, một người dưới bút hiệu Thu-Thủy đã phê giải không xứng đáng. Còn Hoàng Ngọc Tuấn (tác giả Hình Như Là Tình Yêu) trên tạp chí Thời-Tập (15, 30-11-1974, trích đoạn bài đã đăng trên Bách Khoa số IV-XIX, 20-12-1974) đã khen phục NMG “sáng tác rất công phu”, “kỹ thuật cao và khéo léo … đích thực là một tác phẩm văn chương đúng nghĩa” (tr. 79) khiến Nguyễn Quốc Trụ phải lên tiếng phê bình kỹ thuật viết truyện (Thời Tập, 18-19, Xuân 1975, tr. 117). Bài viết của Hoàng Ngọc Tuấn trên tạp chí Bách Khoa số IV-XIX (20-12-1974), cho thấy là Nguyễn Mộng Giác có chỉ trích những cây bút hiện sinh thời đó hay lập dị, làm dáng, nên có thể khiến họ thù ghét mà ghét lây cả cuốn sách được giải: ”… Điểm đáng đề cao hơn nữa của truyện Đường Một Chiều, là thêm một lần nữa chứng tỏ cái ý hướng trách nhiệm của tác giả đối với xã hội. Truyện của Nguyễn Mộng Giác bao giờ cũng từ chối làm chiều lòng những kẻ trưởng giả giầu sang, ăn chơi phè phỡn, hưởng thụ chán chê rồi học đòi triết lý thời trang rằng cuộc đời là hư vô, phi lý, buồn nôn (…) Và đáng quý thay, các tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác từ trước tới nay đã phủ nhận và không tham gia vào trò chơi chữ nghĩa triết lý phòng trà đó”. Ngoài lý do khả thể vừa kể, nhà văn Nguyễn Mộng Giác còn cho chúng tôi biết, qua email ngày 1-10-2008, cuốn Quốc Lộ 13 của Tô Vũ (Lê Vĩnh Thọ) vì thua phiếu nên nhóm Văn Học “quậy phá“ trên tạp chí Văn HọcPhổ Thông. Trong các email trao đổi nói trên, nhà văn Nguyễn Mộng Giác cho biết nhà văn Võ Phiên xác nhận với ông rằng “bút hiệu Thu Thủy trước đây tòa soạn Bách Khoa dùng chung cho những bài điểm sách, có khi là Vũ đình Lưu, có khi là Vũ Hạnh, có khi là Võ Phiến. Nhưng có một lần có bài Thu Thủy khen sách Võ Phiến làm nổi lên dư luận là VP tự khen mình, nên ông Lê Ngộ Châu đã loan báo trên Bách Khoa là từ nay tòa soạn không dùng bút hiệu chung ấy nữa. Từ đó về sau, rất xa trước 1974, không ai dùng bút hiệu ấy nữa” và “VP không bao giờ viết những bài điểm sách hay phê bình văn học trên Chính Luận”. Chúng tôi, NVK, ghi nhận sự kiện văn-học này như một chi tiết thư-tịch và văn-học sử, như bao sự kiện, biến cố khác trong tập nghiên cứu về Văn-học Miền Nam này, đã xảy ra và có thể người trong cuộc không muốn nhắc đến. Ngoài ra có hai chi tiết đã không giống như đính chính: 1-Tạp-chí Văn số đặc-biệt “tiểu-thuyết và văn-chương Võ Phiến” tháng 8-1974, khi cho biết VP còn có bút hiệu Tràng Thiên đã nhắc lại minh xác của tạp-chí Bách Khoa 306, ngày 1-10-1969, rằng tòa soạn BK có những bút hiệu dùng chung như Thế Nhân, Tràng Thiên, Thu Thủy. VP từng ký Tràng Thiên và Tràng Thiên cũng là Nguiễn Ngu Í, Vũ Hạnh, v.v.; 2– Võ Phiến đã từng viết hay cộng tác với nhật báo Chính Luận – trên số 531 ngáy 7-1-1966 có bài “Hoa Từ Chung” của Võ Phiến!]. GTQM Xuân Bính Ngọ. Công việc nghiên cứu văn-học cho tôi nhận xét, ngoài hiện-tượng chiếu trên chiếu dưới và áo thụng vái nhau còn có vấn-đề địa lý: người cùng gốc gác thường thiên lệch trong phê phán, nhận xét và thường theo chiều thuận lợi trong trường hợp Võ Phiến, nhưng cũng trường hợp Võ Phiến có yếu tố nghịch, tức là hạ kẻ khác dù cùng gốc gác để đứng cao một mình một chắc – trước 1975 có chuyen giải Văn Bút nói trên, sau 1975 ở hải-ngoại thì hình như cũng thế (…)  “
Qua ghi chú trên, tác giả Nguyễn Vy Khanh cho biết là nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã trao đổi Email với ông về lý do tại sao tác phẩm của ông bị công kích :
qua email ngày 1-10-2008, cuốn Quốc Lộ 13 của Tô Vũ (Lê Vĩnh Thọ) vì thua phiếu nên nhóm Văn Học “quậy phá“ trên tạp chí Văn HọcPhổ Thông.
Sau đây la một trang viết tay của bà quả phụ Hoàng Ngọc Hiển gởi cho chúng tôi liên quan đến Quốc Lộ 13 và Quê Hương Lưu Đày của chồng bà:
 Giathuong QL 13
Qua email trao đổi với nhà nhận định Nguyễn Vy Khanh, nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói thẳng thừng là vì thua phiếu nên nhóm Văn học “quấy phá” . Thật sự tác giả của  Quốc Lộ 13 là  Hoàng Ngọc Hiển chứ không phải là Lê Vĩnh Thọ. HNH không hề cọng tác với Văn Học. Ông chỉ có bài ở Văn, Khởi Hành.   Năm 1969, tạp chí Văn đã xuất bản tập truyện đầu tay của ông là Quê Hương Lưu  Đày, với tiền tác quyền là $5000 (5 ngàn). Số tiền này rất lớn vào thời ấy. Điều này chứng tỏ là tên tuổi của HNH được trọng nễ hay ít ra được dành một chỗ đứng trong sinh hoạt văn học bấy giờ. Trong khi tên tuổi của nhà văn NMG vẫn thật sự chưa biết nhiều, và chưa có một tác phẩm nào. Theo WIKIPEDIA,  NMG chỉ  bắt đầu viết văn từ nắm 1971.
Thứ hai, là nhà văn NMG mang cuốn Quốc Lộ 13 ra để xem là đầu giấy mối nhợ cho sự “quấy phá”. Trong khi số lượng tác phẩm dự thi không phải là ít. Tại sao phe chống  giải thưởng cho NMG lại dùng Quốc Lộ 13 để dẫn chứng cho sự công kích của họ. Tại sao họ lại không lấy một tác phẩm khác ? Phải có  có lý do gì đó để họ dựa vào  mà chống chứ ?!
Lý do gì ?
Bà Hoàng Ngọc Hiển đã viết. Dù tin hay không tin, đây cũng là một chứng liệu quí cho văn học sữ miền Nam phải thận trọng khi kết luận một sự kiện văn học sử.
Đó là sự thật. Dù có khi sự thật thì mát lòng.
Nhà văn NMG và HNH đều qua đời. Tuy nhiên  nhà văn NMG được nhiều người danh cho ông những  vòng hoa tưởng nhớ, thương tiếc, ngưỡng mộ qua những điếu văn ai oán, những số báo đặc biệt, còn nhà văn Hoàng Ngọc Hiển thì chẳng có một điếu văn, một vòng hoa tưởng niệm của những kẻ cùng mang giòng máu là văn chương, trừ một bài viết của người bạn trẻ, rất trẻ và tạp chí Thư Quán Ban Thảo.
Buồn thay !
%d bloggers like this: