Viết về Hoàng Ngọc Hiển : Vợ của một nhà văn

Chị tên thật là Nguyễn thị Tiệp, nguyên là một nữ sinh Trưng Vương.Trước khi lập gia đình với nhà văn Hoàng Ngọc Hiển, chị  làm việc cho Đài Phát Thanh Saigon như là một thư ký đánh máy.
Cuộc tình của họ thật đẹp. Đẹp ở chỗ là, vì tình yêu, anh chị đã vượt qua bao thử thách: Từ thành kiến gia đình, đến thành kiến tôn giáo,để cuối cùng anh chị  đã chiến thắng. Đẹp không phải ở “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, mà ngược lại ở chỗ  họ đã chế phục được cái “dang dở” ấy  bằng ý chí và bằng trái tim để mà cuối cùng họ  trở thành đôi lứa bền chặt  trọn đời. Cho dù cuộc đời ấy, nhiều buồn hơn vui, nhiều khổ nạn lận đận hơn là phẳng lặng êm đềm như mơ ước của tất cả cặp vợ trồng trẻ nào…
Năm 1965, anh bị động viên vào khóa 25 Thủ Đức khi là một giáo sư dạy Triết ở Côn Sơn. .Ra trường Thủ Đức, dù đậu khá cao, nhưng anh vẫn chọn tiểu khu Bình Long, một nơi mà báo chí vẫn thường nhắc nhở với những tin tức hàng đầu về những trận đánh thần sầu quỉ khốc.
Anh chọn cho anh, nhưng anh cũng chọn dùm cho chị. Chị  dứt khoát thôi việc, rời Saigon,  mang con để theo chồng, dù biết rằng nơi đến không phải là đất hứa mà là cõi dữ.
Chị nhớ lại những ngày tháng đầu tiên ở An Lộc:
“…Mấy tháng đầu, gia đình ở nhờ nhà một người quen. Sau đó chúng tôi  thuê một gian nhà sau của một người nông dân nguyên là dân  Bắc di cư. Những tháng đầu, tiền lương chuẩn úy mới ra trường không đủ tiền trả tiền thuê nhà , phải chờ lảnh rappelle  mới trả cho ông bà chũ. Hàng ngày con dâu bà chủ nhà cắt rau muống mang ra bán ở chợ, chị nhặt rau non, vụn biếu chúng tôi làm thức ăn, còn tới bửa cơm thì  ông chủ nhà cứ gọi hai con “chèo bẻo” (con gái chúng tôi) lên ăn chung  với ông bà . Thế là hai đứa cầm cầm bát đũa lên…..”
Riêng về anh,  chị kể:
… Anh  Hiển được bổ đi đại đội 399, được biết là đại đội khăn quàng đen . đại đội sát cộng nổi tiếng của tỉnh Bình Long, đi hành quân, đi kích liên miên, đêm thì ngủ bờ ngủ bụi dưới giao thông hào. Có lần anh kể: ” buồn ngủ quá, đứng trùm poncho dựa vào bờ vách giao thông hào mà ngủ một chút cho tỉnh. Nhiều khi gặp mưa thì cả người dầm nước cứ thế mà chịu cả đêm…”
 Niềm vui to lớn của chị là nhận được 5 ngàn đồng, tiền tác quyền  mà tạp chí Văn  trả cho cuốn truyện dài Quê Hương Lưu Đày của anh vào năm 1969:
“…tác quyền cuốn Quê Hương lưu dày đúng 5000 đồng. Anh đem về đưa hết cho vợ con , tôi mua sữa cho 3 cháu, còn dư tôi sắm được một cái lắc nhỏ 3 chỉ vàng Tây để kỷ niệm mong là không phải bán…”
Nhưng chị không quên nhắc đến  nỗi buồn của anh khi tác phẩm Quốc Lộ 13 anh mang dự giải văn bút lại không đượctrúng giải vì việc chấm này dựa vào sự quen biết hơn là giá trị văn chương.
“… Đến khi tôi có thai cháu Trần Minh Nhật, anh có đưa tập  Quốc lộ 13  đi dự thí cùng với thời điểm “Bóng Thuyền Say” của anh Nguyễn Mộng Giác.Anh Hiển kể với tôi là 2 tác phẩm ngang nhau số phiếu chỉ còn một phiếu vắng mặt. Về sau có ai đó đề nghị bỏ cho Bóng Thuyền Say của anh Nguyễn Mộng Giác, còn chính vị đó lại muốn bỏ cho Quốc Lộ 13. Vi thế Bóng Thuyền Say được phiếu . Anh nói là anh muốn dự để kiếm mấy trăm cho em tiêu, còn không thì cũng chả sao, vì thật ra đánh giá về  giá trị văn chương thì mỗi người có quyền, có quan điểm của họ, còn anh thì anh rất ưng ý về tác phẩm này vì anh viết toàn cảm xúc và chất liệu thật của anh: sống thật, làm thật. Anh Hiển còn nói cho tôi biết có một vị trong Hội đồng nói cho anh biết về vị kia muốn bỏ cho quốc lộ 13 mà vì quen biết nên bỏ cho Bóng Thuyền Say. Sau này ông cậu của tôi em con dì là ông Nguyễn Hà Vĩnh bút hiệu là Trần Dạ Từ bảo tôi “cậu mợ không biết Hiển dự thi, biết thì cậu mợ đề nghị bỏ phiếu cho Hiển là được ngay”.
Chị còn cho biết, ngoài Quốc Lộ 13, anh còn hoàn tất “Bao Vây”. Sau 1975, rất tiếc, bản thảo của hai tác phẩm trên bị hũy.
Sau 1975,vì là giáo chức biệt phái, nên  anh chỉ có 7 tháng ở trong trại  “cải tạo tập trung”. Vào năm 1977, anhbí mật tham gia một tổ chức chính trị nhằm lật đổ chế độ CS, nhưng chẳng may bị lộ. Hầu hết thành viên đều bị bắt.
Ngày anh bị bắt gia đình đều không hay biết. Sau đó, sau nhiều ngày dò hỏi,  gia đình mới  biết anh bị bắt tại nhà ga Phú Nhuận cùng với một số người khác. Chị bèn lên Phường làm giấy tờ có chồng mất tích xin giấy đi tìm chồng. Sau đó chị kiếm tìm khắp cả Saigon, tìm không ra, chị làm đơn khiếu nại lên Trung ương ở Hà Nội…
Đấy, luật pháp của xã hội chủ nghĩa là thếđấy.
Cuối cùng, TRởi thương, nhờ những quới nhân thật xa lạ, như một người công an gặp trên tàu hỏqa, hay một người bà con xa làm việc trong BỘ Công an… chị mới tìm ra manh mối,  là anh bị giam tại nhà giam Phan Đăng Lưu, rồi sau đó giải qua Chí Hòa, mà theo họ, là để chờ ra tòa án nhân dân xét xử..
Buổi xét xử hôm ấy, trong số 6 ngườibị kết  án hôm ấy thì  3 người bị kêu tử hình. Riêng anh bị kêu 20 năm.
Phần anh ở tù, phần bầy con con nhỏ dại, đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất mới biết đi, không ai tưởng tượng là chị đã có thể gánh vác nỗi bổn phận làm vợ và bổn phận làm mẹ. Vậy mà chị đã làm được.  Chị làm đủ nghề, nào buôn thúng bán bưng, chợ trời, mua bán nhu yếu phẩm, làm vườn,  buôn gạo lậu, buôn bán môi giớ để ăn hoa hồng, rồi quay sang làm nghề vấn (cuồn) thuốc điếu, nuôi gà… Và biết bao nhiêu việc linh tinh khác.
Nghe chị kể, lòng tôi muốn đứt dọan. Chỉ có một nơi mà người đàn bà phải chịu đựng một cách khủng khiếp như vậy. Nơi đó, xứ đó, là Việt Nam.
****
Suốt 14 năm như thế, chị làm một người chũ gia đình, mang tấm thân gầy yếu của người phụ nữ VN, ra mà chống với những cơn bão chụp xuống vợ một người tù. như ngày xưa chị đã từng trải qua ở An Lộc Bình Long..
Tôi kêu chị gắng viết. Nếu chị không có khả năng, thì tôi sẽ edit.  Và chị đã viết tay, gần 20 trang giấy học trò. Trang đầu trang cuối không thấy có một ngày bình an. Từ việc thành hôn, đến khi anh vào quân đội, rồi anh ở tù…. Chị nhận từ anh không bao nhiêu, nhưng chị cho anh quá nhiều. Vậy mà, chị vẫn tự hào. Như chị đã từng kể, Đó là tiền tác quyền 5000 đồng do tạp chí Văn trả cho truyện dài Quê Hương Lưu Đày của anh. Chị đã dùng hầu hết số tiền để mua sữa cho con. Và dành ra một ít để làm tấm lắc 3 chỉ vàng Tây như là kỷ niệm về một tác phẩm của chồng được một nhà xuất bản bề thế xuất bản. CHị mong chị sẽ giữ mãi. Sẽ không bao giờ bán nó.
Bởi vì, ít ra nó cũng là một niềm hãnh diện, khi làm vợ một nhà văn.
%d bloggers like this: