Hiện tượng văn chương nữ: khen, chê…

Một tai nạn chung cho những nhà văn nhà thơ là việc người đọc xem nhân vật trong tác phẩm hay sáng tác là tác giả, hay một người thật ngoài đời. Không biết câu ” văn là người ” có đúng hay không, chứ Vòng Tay Học Trò đã bị dư luận nhắc nhở nhiều về sự liên hệ giữa người thật và nhân vật.. Đó là cô giáo Nguyễn thị Hoàng và cậu học trò Mai Tiến Thành gì đó. Hoặc là phép thần thông biến ông giáo sư thành cô giáo hoặc cô nữ sinh thành cậu nam sinh.

Đừng tưởng các tác giả bị đánh kia buồn, giận, phẩn nộ. Bởi vì khi tác giả viết những cảnh táo bạo, hay chọn cái đề tài để khai thác như Nguyễn thị Hoàng chọn học đường, tác giả đã biết trước về dư luận đối với tác phẩm mình rồi. Càng bị chửi, càng thích. Sách càng bán chạy. Người ta nô nức tìm đọc. Hết nhà phê bình này, đến nhà nhận định nọ kia đưa lên bàn mổ. Và dĩ nhiên nó tạo thành hiện tượng. Nào là nhà văn tiên phong trong việc mở đườngcho  khuynh hướng mang tình dục trong văn chương. Nào là nhà văn dám đánh đổ cái truyền thống chỉ có thầy yêu trò mà không cho cô giáo yêu trò…

Vui như chợ Tết.

Danh như cồn.

Còn kẻ này, viết thì phải trùm cái mền nhà binh,  trùm thêm cái poncho, và bật đèn pin quân đội mà viết. Mỗi bài văn được xem như chúc thư, gởi về Saigon, ông chủ Bách Khoa phải lấy kính lúp mà đọc, vậy mà sách in ra chỉ lèo tèo bán được vài cuốn, không đủ để bao em: “:Phen này còn sống vể thăm phố/Ghé lại em nuôi thưởng cuộc đời ” (thơ THT) … Viết thì viết bằng máu, nước mắt, bằng đôi mắt cận thị nặng, bằng ngón tay cái bị đứt gân, bằng một cái tai bị bức màn nhỉ, vậy mà có nhà phê bình nào nào đoái hoài. ?

Nói là tại viết dỡ. Còn khuya. Bộ ông chủ bút Bách Khoa, hay  Văn ngu cả  sao?

Nhưng mà,  xin các người chỉ trích phê bình, nhận định hay đạo đức, cách mạng hãy  yên tâm. Có kẻ đã thay mặt quí vị ký bản án khai tử, mang tất cả sách vở miền Nam ra hỏa thiêu thành tro tàn rồi.Khỏi cần chê khen cho mệt.

Khỏi bận tâm cho động não.
Coi chừng bị stroke đấy.

 

 

 

%d bloggers like this: