Hiện tượng văn chương nữ giới miền Nam (bài 1)

Nhằm chuẩn bị cho tạp chí Thư Quán bản Thảo số tới mang chủ đề giới thiệu “hiện tượng văn chương nữ giới miền nam”, tôi vừa đánh máy vừa đọc(dĩ nhiên là đọc rất kỷ) bài viết: “Một Hiện tượng văn nghệ” của tác giả Việt Thường. Bài đăng trong Đồng Nai Văn tập, quyển 13 năm 1967.(1). Bài viết chỉ trích nặng nề, thậm tệ những người viết nữ thời bấy giờ như Nguyễn thị Thụy Vũ, Nguyễn thị Hoàng…

Dưới đây là trang đầu:

…Dạo gần đây không khi Văn Nghệ có vẽ ồn ào, nhộn nhịp mà nhộn nhất là cái dư luận các nữ sĩ đua nhau khai thác những câu chuyện ngoại tình, phá thai, bán dâm, lấy Mỹ… nói chung thì tất cả những câu chuyện xoay quanh ngực, mông, giường, nệm. hôn hít, rượu gái v.v… Có người thở dài (!) lo ngại, có người đặt câu hỏi: “Vì sao khi đàn ông viết loại này ít được chiếu cố và cũng ít bị bình phầm khắt khe mà đàn bà viết thì  lại có nhiều phản ứng dữ dội như thế ?”

Trong những phản ứng này, đáng kể nhất là phản ứng của các Nữ Sinh viên trong một buổi hội thảo có đông các nhà báo tại Trụ Sở Sinh Viên_ và tiếp đó một Đặc San ra mắt bạn đọc vào ngày 1-7-67. Trong đặc san, ngoài một sô bài nghị luận xác đáng về Phụ Nữ, về Nữ Sinh viên, các cô có dành chỗ cho các  bút phụ nữ này. Tuy có vài đoạn lượt bỏ nhưng người ta vẫn còn đọc được vài đoạn khá rõ ràng, sắc bén như sau :

“Đối với những cây bút phụ nữ, ngày nay họ víêt về tâm lý, đời sống người con gãi bằng tưởng tượng phóng đại, không thực. Thực vậy, những nhân vật trong “Đêm Dậy thì”.  trong “Vòng Tay Học Trò” trong  “Tiếng Hát”…chỉ là trường hợp ngoại lệ, mất thăng bằng, bệnh hoạn mà tác giả đã tưởng tượng ra, hoặc có lẽ đó là những nhân vật sống xung quanh tác giả, (hay chính đời sống tác giả) họ là một thiểu số người sống trong những khung cảnh quá  ư đầy đủ, nhàn rỗi,  trong một xã hội tù túng chật hẹp và nhốt mình trong vỏ ốc cả nhân. Xã hội. Việt Nam hiện tại là một xã hội nhiều nghèo khổ, nhiều bệnh tật, thiếu thuốc men, thiểu áo cơm. Nếu tác giả dẫn dắt những nhân vật của họ vào các cỏ nhi viện, các xóm nghèo các miền quê tan nát vì chiến tranh, cho họ nhìn những em bé quằn quại vi bom Napalm đốt cháy, hoặc nhìn một thạnh niên Việt Nam đau đớn  trong ngọn lửa đỏ của bom xăng đặc thì họ sẽ thấy ngay rằng những khắc khoải, những ưu tư, những buồn nôn, những sầu muộn của họ không có nghĩa lý gì nữa.” (Tập San Sinh Viên, Tiếng Nóí của Sinh Viên Sài Gòn xuất bản).

(trích Một Hiện Tượng Văn Nghệ, Việt Thường, quyển 13, Đồng Nai Văn Tập)

Đọc đoạn vừa trich  trên, ta rút ra được gì  ?

1.. Tập san Đồng Nai Văn tập, với thành phần là những cây bút về nghiên cứu có tiếng tăm cộng tác như Lê Thọ Xuân ( Lê văn Phúc), giáo sư Bửu Cầm, Thuần Phong, Lê Ngọc Trụ,  Nguyễn Ngọc Huy, SƠn Nam, Nguyễn văn HẦu…do giáo sư đại học văn khoa Nguyễn văn Y chủ trương. Đặc san ra bất định kỳ. Có khi 2 tập. Có khi 4 tập/mỗi năm….
Đây là lần đầu tiên, báo đăng một bài có tinh chất phê phán, chỉ trích nặng nề, trái ngược với chủ trương của tờ báo nặng về phần nghiên cứu mà họ cho lá xác đáng. Đủ biết sự quan tâm đạc biệt  của nhóm “học giả” bảo thủ, mà Mai Thảo đã dùng một cụm từ khá nhạy cảm” bọn bảo thủ phản tiến hóa”.
Họ là học giả thật, nhưng tài năng là nghiên cứu văn hóa. Chú họ vẫn còn mù mờ ở những câu văn nặng tư tưởng “Chống Mỹ cứu nước” như đoạn văn vừa trích dẫn.

Họ làm sao biết, chủ tịch sinh viên bấy giờ là Nguyễn Đăng Trừng.  Sau 1975, mới biết ông này là đảng viên CS từ năm 1971 cho tới ngày 31-7-2014, bị khai trừ khỏi dảng. (Tài liệu WIKIPEDIA).

2.  Nếu tạp chí sáng tạo bị bức tử bởi “nhóm bảo thủ phản tiến hóa” và một chánh quyền nặng về thủ cựu, thì ngược lại, phòng trào văn chương nữ giới của những năm 1966, 1967, trái lại không chết mà càng ngày càng mạnh, cho dù họ (những người viết nữ mà tác giả Việt Thường đề cập) bị vây bủa, kết án, chỉ trích, lên kiến nghịi, từ nhà phê bình, nhà đạo dức, nhà tu hành, đến hội phụ huynh học sinh, vậy mà vẫn cứ tà tà cho ra tác phẩm này đến tác phẩm khác, càng tha hồ hốt tiền bán sách, hay được mời viết feuilleton với tiền nhuận bút hậu hỉnh !.

Thật vậy:

Năm 1961: trên tạp chí Sáng Tạo số 7 Bộ mới chỉ xuất hiện một người viết nữ là Trần Thy Nhã Ca với 3 bài thơ:Rồi đôi chân của núi / Mùa đông / Bài đơn ca.

Vậy mà,  vào năm 1967, chỉ trong 6 tháng đầu: “ Một hiện tượng nhận thấy rõ rệt nhất trong giới sáng tác tiểu thuyết là hiện tượng các cây bút nữ hoạt động gần như đơn thương độc mã, làm mưa làm gió trong ngành tiểu thuyết.

Mở đầu là Nhã Ca với tác phẩm Đêm nghe tiếng đại bác (…). Lần đầu tiên ở Việt Nam, một tác phẩm văn nghệ trong vòng không đầy hai tháng (…) Một tác giả thứ hai gây sóng gió trong làng tiểu thuyết 67 là Nguyễn thị Hoàng với tác phẩm Vòng tay Học Trò, một truyện dài đã in từng kỳ trên Bách Khoa (…). Một ngòi bút phụ nữ thứ ba đã gây được sự sôi nổi trong dư luận độc giả bằng một cửa ngõ khác. Đó là Nguyễn thị Thụy Vũ với kỹ thuật phơi bầy gần như trắng trợn vấn đề sinh lý nam nữ trong nội dung tác phẩm. Từ mèo đêm đến Lao vào Lửa (…). Một cây bút phụ nữ khác xuất hiện đột ngột và bất ngờ nhưng báo hiệu một văn tài có tương lai nhiều hứa hẹn. Đó là Trịnh thị Diệu Tân với truyện dài Mảnh Vụn (…). Một cây bút phụ nữ khác sáng tác từ lâu bây giờ mới ấn hành tác phẩm, đó là Đỗ Phương Khanh với tập truyện ngắn Hương Thu (…). Bên cạnh đó , Minh Đức Hoài Trinh cũng cho in trong năm 1967 mấy tác phẩm dài: Hai Gốc cây, Bức thành biên giới, Sám Hối (…) và đặc biệt nhà văn được giải Văn Bút VN(1965) nữ sĩ Minh Quân cũng cho ấn hành tác ohẩm đầu tay, tập Đất và người.”

(Nhật Tiến, Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua, tạp chí Bách Khoa, ngáy 15/1/1968, số 265&266)

Câu hỏi: tại sao vậy? Tại sao văn chương nữ giới lại mạnh mẽ đến cao độ như vậy.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đi vào câu hỏi này qua một số nhận định  mà chúng tôi sưu tập trong kỳ post tới.

(còn tiếp)

Copyright @ tranhoaithu&tapchi Thu Quan banthao

%d bloggers like this: