Điếc không sợ súng: Hiện tượng văn chương nữ giới (bài hai)

Nếu sự xuất hiện đồng loạt của 5 nhà văn nữ : Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn thị Thụy Vũ, Nguyễn thị Hoàng, Trùng Dương vào khoảng năm 67,68 đã tạo nên một hiện tượng: Đó là sự lấn áp, ưu thế của người viết nữ so với phe nam giới, thì hai người trong số họ là Nguyễn thị Hoàng và Nguyễn thị Thụy Vũ là hai nhà văn tạo nên những sôi nổi ồn ào nhất, Nguyễn thị Hoàng với tác phẩm đầu tay Vòng Tay Học Trò, và Nguyễn thị Thựy Vũ với Mèo Đêm.

 

Một tác giả thứ hai gây sóng gió trong làng tiểu thuyết 67 là Nguyễn thị Hoàng với tác phẩm Vòng tay Học Trò, một truyện dài đã in từng kỳ trên Bách Khoa (…). Một ngòi bút phụ nữ thứ ba đã gây được sự sôi nổi trong dư luận độc giả bằng một cửa ngõ khác. Đó là Nguyễn thị Thụy Vũ với kỹ thuật phơi bầy gần như trắng trợn vấn đề sinh lý nam nữ trong nội dung tác phẩm. Từ mèo đêm đến Lao vào Lửa (…).

nổi bật nhất. Nổi bật vì Tạo nên Không phải vì tài năng khác thường nhưng vì nội dung của tác phẩm của họ.

Nhà văn

Hai người này là  Khi nhắc đến sự xuất hiện đồng loạt của 5 nhà văn nữ vào khoảng  giử thập niên 60, người ta thường xem nó như là một hiện tượng.

Theo tôi, còn hơn thế nữa. Hiện tượng chỉ một biến cố, một sự kiện đặc biệt, nổi bật trong giòng sinh hoạt của xả hội và con người.  Nhưng hiện tượng chỉ giới hạn trong một giai đoạn nào đó. VÍ dụ hiện tượng đọc Kim Dung, Quỳnh Giao, hoặc hiện tượng sách báo… Hay hiện tượng để tóc dài, mặc quần ống loa. Nhưng đối với sự xuất hiện của năm nhà văn nữ: Túy Hồng, Nhả Ca, Nguyễn thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Nguyễn thị Hoàng  vào 6 tháng đầu năm 1967, không những mang theo ý nghĩ của hiện tượng, mà còn nói lên một thành quả quá to lớn, vượt khỏi tầm mức hiện tượng hay phong trào. Cái thành quả ấy bắt nguồn từ “chó sủa mặt chó đường ta ta đi”

Thật vậy, thử đọc cái quảng cáo trên tạp chí Nghiên Cứu Văn Học vào năm 1968, để thấy rỏ mưc độ tập kích dành cho những nhà văn nữ:

QUAN CHU1VG

 

Nỗi khó khăn này được nhà văn Nguyễn thị Hoàng  kể lại sau khi tác phẩm Vòng Tay Học Trò được xuất bản:

“5 tờ báo, cùng nhất loạt lên tiếng phê phán, chỉ trích, tóm lại là chửi bới. Rất tiếc cuộc biển dâu cuốn trôi không còn một mảnh tài liệu nào, còn trí nhớ NTH thì chỉ gạn lọc lưu trữ những gì tốt đẹp. Hình như nhân danh hay đại diện phụ huynh học sinh, nhà trường gì đó có lên tiếng trong một bài báo… (…)

Được lồng bóng trong một giai đoạn thời sự bất an, những ngộ nhận phê phán không thuần túy qua lăng kính văn học nghệ thuật mà nhiều vấn đề ngoài nó. Cái nhãn hiệu độc dược hiển nhiên dễ dán là vô luân lý đạo đức, hay một chữ gì đó tương đương hoặc nặng nề hơn. (1)

 

5 tờ báo cùng nhất loạt ! KHủng khiếp. Nhất là người bị tập kích là một nhà văn nữ. Ngoài nhà văn còn là người vợ, người mẹ, người con dâu…

Từ những hàng chữ có vẽ triết lý hiện sinh để phê phán như:

“Tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng, sự buôn lậu tư tưởng trong một con bịnh dân thành phố…” mà tác giả Nguyễn văn Lục sau này  cho là “sự phê phán đã đi trận đường rầy:

: ” Ðấy là (những)  bài viết nhằm phê phán triết học ấy ở bình diện luân lý. Họ không nhằm phê phán Sartre, bởi một lẽ dễ hiểu, họ không có điều kiện để hiểu Sartre. Họ chỉ có thể phê phán những sản phẩm xã hội mà họ nghi ngờ là từ Sartre mà ra, những sản phẩm bị coi là con hoang của Sartre. Vì sự phê phán trên bình diện luân lý của tiểu thuyết đã đi trật đường, liệu có thể xếp sự chống đối của họ cũng vào loại con hoang của Sartre không? Con hoang của những đứa con hoang?

(Nguyễn văn Lục: Những người con hoang của J.P. Sartre, nguồn talawas.org)

 

 đến việc  những cô sinh viên dạy viết văn, mà cái mùi nghe như bốc “chống Mỹ cứu nước”, với bom Napalm, bom xăng đặc:
…Xã hội. Việt Nam hiện tại là một xã hội nhiều nghèo khổ, nhiều bệnh tật, thiếu thuốc men, thiểu áo cơm. Nếu tác giả dẫn dắt những nhân vật của họ vào các cỏ nhi viện, các xóm nghèo các miền quê tan nát vì chiến tranh, cho họ nhìn những em bé quằn quại vi bom Napalm đốt cháy, hoặc nhìn một thạnh niên Việt Nam đau đớn  trong ngọn lửa đỏ của bom xăng đặc thì họ sẽ thấy ngay rằng những khắc khoải, những ưu tư, những buồn nôn, những sầu muộn của họ không có nghĩa lý gì nữa.” (Tập San Sinh Viên, Tiếng Nóí của Sinh Viên Sài Gòn xuất bản).

 

Rồi đến những ông già, tiếp trợ cho ý kiến của con cháu và học trò của mình:

“Các cô nói đúng Iằm, song các cô quên một điều quan  hệ này : trong những tác phẩm đó rât ít có nhân vật nào có nếp sống và cảm nghĩ của ngừời đàn bà con gái Việt Nam, mà toàn cóp những mẫu phụ nữ từ ngoài (dĩ nhiên cũng là những mẫu người trong truyện) rồi đặt tên Việt và bắt nhân vật nói tiếng Việt Nam. Đặc biệt, những nhân vật ăn nói rất số sàng, trâng tráo  (để ra vẻ đợt sống mới) hoặc giở giọng Nôn Mửa chán nản (cho rà vẻ Trí thức hiện sinh) và sau rốt là nhân vật nào cũng thèm khát đàn ông. mẹ tranh tình nhân của con, bạn bè cũng tranh tình nhân nhau, thậm chi chồng kẻ khác cũng cứ tranh, dù nhân vật này vốn là… cô giáo ! Nói tiếng Việt Nam, có tên Việt Nam song những nhân vật này lại ăn toàn bơ, xúp, hút thuốc lá nhiều hơn Đầm, uống rượu Tây khôngt thua gì bợm nhậu……

Người ta có thể tin rằng đó là những nhân vật của Sagan,  nếu tác giả bắt họ nói tiếng ngoại quốc và có tên ngoại quốc.”

Thú thật, đọc lại càng thấy nặng ở ngực. Bài viết trên xuất hiện vào năm 1968, khi trung đội tôi thiếu hụt quân số, phải được lệnh giải tỏa thành phố Qui Nhơn năm Mậu Thân. Thanh niên chúng tôi đã đổ máu, để chiếm từng con phố, để cố diệt khẩu cộng dồng đặt trên cao ôc. Mấy cô. máy cụ nào thấy được điều đó. Ngược lại dchỉ thấy bom napalm của Mỹ làm quằn quại em bé. làm đau thương thanh niên.

Tôi không bênh vực gì mấy nhà văn nữ. Nhưng tôi nghĩ là mấy cô, mấy cụ đã đi trật đuờng rầy khi dùng những lý luận “chống Mỹ cứu nước” để  phê bình những nhà văn nữ này.

Bây giờ lịch sử đã sang trang. Mới hiểu là chủ tịch sinh viên thời bấy gờ là Nguyễn Đăng Trừng, gia nhậpo đảng Cộng Sản vào năm 1971.

 

 

Trong một hoàn cảnh bị vây bủa, bị tấn công, bị chụp mũ, kết án tơi bời hoa lá như vậy, thế mà các nhà văn nữ  của miền Nam vẫn ung dung đường ta ta đi, càng in sách, càng viết feuilleton không mệt. Điều này chứng tỏ các cô có một bản lỉnh siêu đẳng thượng thừa, có một niềm tin vững chắc

Họ bất chấp tất cả.

. Để quyết tâm theo con đường mình đã chọn, bằng một ý thức rất trong sáng. Họ không ân hận ở ngòi bút của mình.

Như câu trả lời sau bốn mươi năm kể từ khi Vòng Tay Học Trò ra đờI;

“…Nhưng nó là như thế nào so với hàng loạt những tác phẩm đã dịch và in ra, những câu chuyện có thật trong đời thật. Trong VTHT hay bất cứ đâu, nếu cô giáo yêu một học trò ngoài lớp mình dạy bị kết án thì những mối tình hay hôn nhân giữa thầy giáo với học trò(chuyện thường thấy), lớp mình hay lớp khác trong trường, thì được phép, tại sao?” (1)

 

Chẳng những thế,,  ngược lại,  họ lại “lên lớp” dạy lại những kẻ chống họ:

 

: “Trong dịp đầu xuân, các ông dẹp lại tất cả sự nghiên cứu; học hỏi, tập thêm sự khoan hồng, Bên ly trà, đĩa bánh mứt và đĩa dưa hấu, các ông hãy thưởng thức tác phấm của chị em tôi. Muốn mặn mà thêm, thì các ông có thể nhậu với tôm khô, dưa kiệu để hỗ trợ cho sự thưởng ngoạn. Văn chương của đàn bà rất cần cho sự  hổ trợ ấy, các ông có nhận thấy đúng không ?” (2)

Rõ ràng “điến không sợ súng” hay “Chó sủa măc chó. Đường ta ta đi”.

 

 

.____

(1) nguồn: Internet:  Mai Ninh: phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng,  Người Yêu Của Đấng Trời),

(2)Nguyễn thị Thụy Vũ: “Khi Người Phụ Nữ làm Nghệ Thuật”  tạp chí Văn trước 1975)

%d bloggers like this: