Sáng Tạo giận dữ/ “Bảo thủ” phản công/ CS hiệp đồng: âm mưu đế quốc !

Suốt đêm qua, tôi đã bị những câu hỏi, tại sao Mai Thảo lại giận dữ kết tội “nhóm bảo thủ phản tiến hóa”? Bảo thủ gồm những ai? Tại sao ST lại chết? Nghệ thuật mới, sinh khí mới là gì? Thế hệ chiến tranh của chúng tôi có bị thấm nhập hay bị cái bóng lớn của ST  đè hay không? Tại sao những tác giả mà thiên hạ phong là nhà phê bình số một, vẫn xem văn học miền Nam là văn học thành thị, trong khi nền văn học ấy ngùn ngụt khói lửa, được bồi đấp bởi hàng hàng lớp lớp những người viết ngoài vòng đai SG?

Đây là những câu hỏi rất thú vị. Tôi yêu sự thật nên tôi phải tự hỏi. IBM đã dạy tôi như thế.  Và vì phải hỏi, tôi phải đi tìm. Tôi lái xe cùng với Y. lên tận Cornell, hay Yale. Xem như những chuyến đi chơi mà có ích của đôi vợ chồng già. Giờ đây, suốt cả năm trời, tôi bị bế quan tỏa cản, không thể rời Y. dù một hai tiếng. Có lẽ tại đi quá nhiều nên Trời không còn muốn cho vợ chồng chúng tôi đi nữa chăng. Nhưng mà vẫn nhớ, tha thiết:

Đường chưa đến mà nghe lòng nôn nao
Mùa hạ chở theo mây trời trên gương chiếu hậu
Hỡi những hàng cây sồi im lặng
Có hàng  cây nào thấy hạnh phúc  của tôi  ?

Bạn hữu theo cùng có mây  trắng trôi… trôi
Xa lộ bốn lane, toll tiền chặn lối
Tháng bảy xuyên bang, nơi nào gọi réo
Để đời ta còn mãi mãi giang hồ ?

Bánh lăn, nắng cũng nhạt  bên đồi
Vào thành phố khi đèn đường vừa bật sáng
Thêm một vùng đất ta về thăm hão hán
Thêm tiếng cười dòn
thêm những tình thân…

Có khi tôi nhờ cậy vào cõi không cùng, nhưng để đáp lại là một sự dội ầm ầm của trống không, như thể tiếng nổ giữa bốn bề vách dựng. Không thể phân biệt tiếng nổ ở hướng nào vì nó phát lên nhanh quá. Hay giữa cõi biển chết, một tiếng sấm vang rền, con thuyền bật tung lên, tôi cứ nghĩ là sấm làm thuyền rúng động…

Bởi vậy, tôi phải tìm sự thật. Như đăng lại tấm hình của hai chàng Seal trong một công tác giữa lòng địch. Tấm hình mới có thể nói lên, dù phần nào, những điều mà tôi đã sống và viết trong một binh chủng là thám kích mà tôi đã có mặt gần 4 năm. Chúng tôi đã chiến đấu trong cô đơn và cũng chết trong cô đơn như thế… Vậy mà hết Bảo Ninh, đến Dương Thu Hương, rồi Hồ Anh Thái cứ mang thám báo miền Nam ra để gán những tôi ác kinh khủng như hãm hiếp, mổ mật, moi gan, moi tim, lóc âm hộ, moc trứng dái (tinh hoàn) để nướng mà nhậu giữa lòng mật khu !

Suốt đêm qua, tôi đọc lại một số bài điểm sách của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền trên một số báo Sáng Tạo mà tôi lưu giữ, để có thể hình dung ra sự cao ngạo của họ khi họ hô hào một nền văn học mới, nghệ thuật mới… Những nạn nhân là Bàng Bá Lân, Nguyễn Họat, Nguyễn Vỹ, Triều Đầu. Ngay cả Mặc Đổ cũng bị Thanh Tâm Tuyền đưa lên bàn để mổ xẻ, mặc dù Mặc Đổ là một cây viết cọng tác đắc lực cho Sáng Tạo. Điều này chứng tỏ ST là một chỗ để “dạy khôn”, ” dạy viết văn làm thơ”, dạy thế nào là nghệ thuật mới… Xin được trích một vài giòng tiêu biểu trong một số bài điểm  sách trên ST để các bạn có thể hình dung.

Với Bàng Bá Lân:

Tiếng Võng Đưa vẫn y nguyên dáng điệu những tập thơ trước. … Tôi muốn tìm một cái gì mới lạ để nói nhưng không thấy. Trái lại, những bài Vịnh Trái Cây dưới đầu đề Thơ Miền Nam đã làm tôi thất vọng. Bàng Bá Lân đã trở nên quá dễ dàng với nghệ thuật, với chính ông. Tên tuổi của ông không cho phép ông đứng lại như vậy.

(ST số 14 tháng 11-57)

Với Nguyễn Vỹ:

Nếu có một ông thầy tuồng cắt sén thành hồi, thành lớp, để dựng thành kịch, thêm sáu câu vọng cổ, mấy bài hát cải cách và mũ áo La Mã, thì Chiếc Áo Cưới Màu hồng sẽ là một đề tài lý tưởng cho một sân khấi cải lương nào đó.

(Nguyễn Đăng, ST số 13 tháng 10-57: Điểm sách Chiếc Áo Cưới Màu Hông của Nguyễn Vỹ)

Với Nguyễn Kiên Trung:

Đọc xong Đem ‘Tâm Tình Tiết Lịch Sử tôi thấy cũng một lúc Ông Nguyễn Kiên Trung muốn làm trọn că ba công việc: viết văn, viết sử và lập thuyết. Nhưng theo tôi ông chưa đạt được sở nguyện. Ở trên tôi gọi cuốn sách của ông bằng danh từ “tác phầm” viết chữ ngả. Kể ra cũng hơi bất công với ông Nguyễn Kiên Trung. Dẫu sao một cuốn sách đây trên 200 trang như cuốn Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử đã là một công trình đáng gọi là tác phầm rồi. Huống hồ nó lại còn chứa đựng nhiều đoạn văn mà người đọc phải công nhận rằng tác giả đã gửi vào đó cả tâm hồn mình. Nhưng về phương diện kỹ thuật Đen Tâm Tình Viết Lịch Sử đã được sáng tác qua một hình thức rất hỗn hợp. Sự bố cục lại hết sức lỏng lẻo : bốn bức thư trồng lên nhau một cách dễ dãi. Người đọc không cảm thấy được tiếp xúc vớií một toàn thể nhất trí. Cho nên tôi vẫn nghĩ rằng Đem Tâm Tình Viết Lịch Sửcủa Ông Nguyễn Kiên Trung chưa thể là một “ tác phầm” theo ý  nghĩa hết sức chuyên môn của danh từ.

(Mặc San, ST số 22 tháng 7-58)

Với Triều Đẩu:

Điểm không làm tôi thỏa mãn là lối xây dựng nhân vật trong phóng sự của Triều Đầu

(MT: ST 22 tháng 7-58, Những thiên đường lỡ phóng sự của Triều Đẩu)

Với Mặc Đổ:

Tôi rất bất mãn với tôi khi cầm bút phê bình Mặc Đổ . Vì đối với tôi ông là một nhà văn đứng đắn lương tâm hiếm có trong văn chương chúng ta. Nhưng tôi không thể làm khác được vì tôi không muốn cũng làm dáng như nhân vật của ông.

(TTT, phê bình Siu Cô Nương của Mặc Đổ, ST số 30 tháng 5-59)

Đó có lẽ là lý do có  người không thích Sáng Tạo, và cũng là lý do để Mai Thảo buộc tội họ là “bảo thủ phản tiến hóa” với những lời trả đủa hết sức  nặng lời như thế này:

Nhng khuynh hướng mi. tng hp thành trào lưu tư tưởng ngh thut mi, trào lưu đó đang hình thành rc r, đã bt đu gây nhng tác đng mãnh lit xâu rng trong tâm hn người sáng tác trong đi sng xã hi, kh năng xây dng và hy phá ca nó đang to thành mt đi mi, mt đo ln chưa tng thy trong lch s ngh thut Vit Nam, nhng khuynh hướng đó có thc là nhng trng thái tiêu biu cho mt th ngh thut vô luân, xa đa, phn luân lý đo đc, vong bn, ngoi lai, phn lon, như bn bão th phn tiến hóa đây đang điên cung gào thét, đòi t cáo trước chính quyn, đòi trng pht…;

(Nguồn: Sáng Tạo số 6 (bộ mới) tháng 12 -1960 & tháng 1-1961 – Tư liệu của TQBT) 

Có nghĩa là, ở miền Nam, phe mà Mai Thảo gọi là “bọn bảo thủ” đã xem Sáng Tạo là kẻ thù không đội trời chung, và CS miền Bắc, thì hùa vào, thay vì tấn công Sáng Tạo lại tổng tấn công vào các đô thị miền Nam, xem các đô thị miền Nam chỉ chứa đựng toàn  lọai văn hóa đồi trụy”, “văn hóa thực dân kiểu mới”, “nọc độc văn hóa” mà thủ phạm chính là bàn tay lông lá của đê quốc Mỹ, Từ đó, chúng ta vẫn hằng nghe những cụm từ như “văn học thành thị miền Nam”, “văn học đô thị miền Nam”, để dẫn đến cuộc tổng truy diệt sách vở miền Nam một cách tận lực tận tình khắp nơi khắp chốn.

Họ không hiểu chính tạp chí Văn số 18 tháng 10-1964, với chủ đề Thơ Văn Có lửa là một tấm bia mộ cho Sáng Tạo lùi vào dĩ vảng huy hoàng. Nó cũng là một  cột trụ cây số làm mốc cho một dòng văn học mới. Dòng văn học của thế hệ chiến tranh: Dòng văn học ngoài vòng đai suốt 11 năm tứ 1964 đến 1975: Dòng văn học nhân bản !

Van 38

%d bloggers like this: