Hôm qua, Y. bấm chuông kêu tôi. Tôi từ hầm nhà lên hỏi có chuyện gì không bà. Y. nói: Ông xem, tôi chấp tay được nè. Tôi xá được nè. Rồi Y biểu diễn. Y. chấp hai bàn tay vào nhau. Mười ngón nằm lên nhau thẳng băng , không thấy gì khác thường ở một bàn tay bị nạn với ngón tay cái và ngón trỏ thì luôn luôn cụp xuống, không khi nào thẳng ngay. Nó chứng tỏ là cánh tay trái có thể tự động đưa lên, bàn tay có thể tự động tìm đến bàn tay phải mà chụp lại, mà không cần sự giúp đở nào hết. Dó là một chuyện lạ, vì cánh tay trái hầu như không thể nhúc nhích. Nó như một khúc cây không hơn không kém. . Tôi muốn lấy máy ảnh chụp về sự diệu kỳ ấy.
Y. kể là nhờ lần tôi xá . Ông nhớ không?
Tôi không hiểu, hỏi lại tại sao ” xá ” ? Y. giải thích. Thì ra tôi hiểu. Đó là lần tôi tự quyết định giảm lượng thuốc cho Y. uống mỗi ngày sau khi thấy độ đường giảm xuống gần mức bình thường cũng như mức độ áp huyết luôn luôn tốt, không có vẽ gì đáng lo ngại.
Y. là một người rất sợ uống thuốc Tây. Mỗi lần bỏ viên thuốc vào miệng như một cực hình. Hơn nữa, trải qua 8 tháng chăm sóc theo dõi tôi càng hiểu việc cho thuốc trị liệu còn tùy thuộc vào mỗi bác sĩ. Họ không cần nghĩ đến side effect (mặt trái do thuốc tác hại). Một vị này chủ trương cho chích insulin tối đa mỗi lần đường cao, nhưng vị khác thì ngưng, chỉ cho uống thuốc viên. Một vị cho toa uống aspirin thứ mạnh, và vị khác lại kê lọai thuốc khác. Họ cho xong, và phủii tay, trả lại việc chăm sóc cho tôi, không còn bận tâm gì đến người bệnh. Tôi phải theo toa, giúp Y. uống mỗi ngày. Có khi Y. bị dị ứng thuốc. Có khi thuốc tạo nên một biến chứng khác. Những chứng bệnh mà chỉ có sau khi dùng thuốc. Cứ mỗi lần như thế tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu về lọai thuốc mà bác sĩ cho, như phản ứng phụ, những điều cần nên tránh… Tôi mang câu hỏi và ưu tư, để gọi thằng con trai. Dù nó là bác sĩ nhưng nó không thể lạm quyền trong khi Y. được chửa trị bởi một đồng nghiệp khác. Nó chỉ giúp tôi ý kiến cần thiết Tôi cũng không thể liên lạc với vị bác sĩ cho toa, vì vị này là một y sĩ trong bệnh viện. Trừ việc chở Y. vào bệnh viện, và tiếp tục một “đọan đường chiến binh” rập khuôn: rút hàng chục ông máu, chụp biết bao nhiêu hình, uống những lọai thuốc mà y. bị dị ứng và những bill khủng khiếp…
Tôi đã từng làm việc cho AT&T và IBM như một người test (thử) những sản phẩm về nhu liệu (software). Mỗi lần thử tôi phải lập những “test case”. Giống như trong thời làm lính thám kích, tôi cũng tạo nên những test case, phòng khi bị phát hiện, khi thất lạc, trường hợp những tần số truyền tin bị lộ … Bây giờ cũng vậy. Ví dụ , khi bác sĩ cho dùng một lọai thuốc 1000 MG, tôi nghĩ lã là quá mạnh, thử 500 MG, nếu thấy độ đường bình thường thì giữ, còn không thì tăng. Ví dụ khi theo toa bác sĩ một ngày 2 viên thuốc làm lỏang máu, sau vài ngày thấy thân thể Y. bị dị ứng, tôi giảm xuống còn một viên. Có lẽ tôi qua mặt bac sĩ, nhưng tôi không còn cách gì khác. Không phải dễ dàng tìm bác sĩ để tường trình, nhất là Y. không thể đi đứng, trừ xe lăn, để đến một phòng mạch bác sĩ, nhiều khi mất từ một đến hai tuần mới được gặp.
Khi tôi nói với Y. là tôi sẽ giảm lượng thuốc chỉ còn một nửa, thì tự nhiên Y. chấp tay xá . Như bám được chiếc phao, Y. nói tha thiết: Em cám ơn anh. Nước mắt như ngấn long lanh vì Y. quá mừng. Đó là tâm trạng của một người sợ thuốc Tây bấu được chiếc phao cứu độ.
Không ngờ cái xá ấy là một sự huyền diệu. Bây giờ trước mắt tôi, cái bàn tay trái không thể nhúc nhích cử động đang áp vào bàn tay phải, nhìn vào không có dấu hiệu chúng tỏ gì bị nạn hết.
Tôi nghĩ, chính sự mừng rở quá mức ấy, như một tia địện tự nhiên xẹt lên, và đánh trúng vào sợi dây thần kinh từ lâu ngủ quên, làm nó tỉnh dậy. Có thể ví như một tia chớp đánh trúng vào ngay vị trí của chỗ bị liệt chăng ?
Mặc dù những ngón tay trái vẫn chưa co giản, cầm nắm, nhưng tôi nghĩ là chúng sẽ được hồi phục. Có lẽ, việc” xá” này đã chứng tò là sợi thần kinh giao cảm vẫn chưa chết, tại vì không có những tia điện hay tia chớp đánh trúng đấy thôi.
Nhưng mà làm sao để tạo nên những tia chớp ấy…