Tản mạn về tính trung thật của tác phẩm

Khi tôi viết  câu thơ   về một người lính  bị thương bị kẹt lại trên đinh đồi  vào một đêm trăng :

Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng

Có người phê bình là tôi nói khoác, trăng vàng chứ có bao giờ trăng đỏ huyết. Họ  làm sao hiểu, là sức nổ của trái lựu đạn đã  làm máu hộc cả mồm,  cả mũi và dồn ứ cả mắt. Khi máu đỏ che phủ cả võng mô thì mắt như đeo cặp kính màu đỏ, vậy trăng vàng hay màu đỏ huyết ?

Tả đúng 100 % thì bị chê.

Ngược lại viết bậy, vu khống,  nói láo, bịa đặt một cách ác ý thì lại khen là trung thật. Đó là trường hợp tác phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh của  Bảo Ninh  khi tả cảnh toán thám báo  VNCH vào mật khu như chỗ không người,  dẫn độ  ba ả chị nuôi  ra sông, hảm hiếp rồi trấn nước. Để rồi khi toán thám báo bị bắt thì viên sĩ quan toán trưởng khai như một đoạn  vọng cổ.:

Ba nhỏ đó trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi… Mấy nhỏ la khóc quá trời..

Trời ơi, một câu trả lời thật “lưu danh thiên cổ”, thật đáng đưa vào chương trình lý luân và phê bình. Nhất là đọan cuối.

.

Từ đó, một câu hỏi   được đặt ra là làm sao biết được giả hay thật, nói láo hay trung thật  trong một tác phẩm khi người đọc không có kinh nghiệm ?

Vâng.  Tôi xin chịu thua. Cả một thế hệ bị lừa mị chứ Không phải  riêng tôi.

Chỉ có một ông thầy và một ông thầy có thể giúp: Đó là  ông thầy lịch sử.

Từ lịch sử mới ló ra những đuôi chồn đuôi cáo.
Từ li6ch sử mới hé lộ những bông hoa.

Từ lịch sử mới thấy rõ  thế nào là chánh là tà.

Từ lịch sử mới  giúp tôi  và bạn có  những bài học.

Để  đọc không còn mù quáng. Để không còn khờ dại và ngây thơ.

Và từ đó chúng ta  mới có thể đánh giá được sự thật của tác phẩm.

Có phải vậy không?

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading