Cuối cùng những vấn nạn dành cho một người bị stroke, xem như đã giải quyết xong. Nhớ lại lần chuẩn bị mang Y. về nhà từ nursing home cách đây gần 4 tháng, tôi vô cùng lo lắng. Thứ nhất là phải có một xe cở lớn để có thể chở nguyên cả xe lăn. THứ hai phải lập một ramp, tức cái cầu dã chiến để có thể đẩy xe lăn ra và vào nhà, phòng lúc mang Y. đi phòng mạch. Xe lớn thì xem như phù du, vì tiền bạc về hưu eo hẹp. Ramp thì xem như có thể thực hiện được. Tôi đã khảo giá qua Ebay hay Craigslist, chỉ chờ dịp là mua.
Nhưng bây giờ, tôi vẫn chưa có ramp, và chắc chắn sẽ không bao giờ cần nó nữa. Và thay vào đó là cái tay vịn tôi dựng ở hai bên bực thềm cùng một tay vịn dã chiến phía phải dưới thềm. Tôi nghiên cứu khi Y, chống gây ra cửa nhà, tay Y. trước hết sẽ vịn vào thanh cửa. Tôi đã bắt một thanh vịn ngang hông cửa. Và giữ chặc cái cửa khỏi di động bằng cách buộc vào sợi dây bắt vào tay vịn trên bực thềm. Y. dùng tay phải vịn lấy thanh vịn lần mò xuống thếm, và ngược lại, lần mò lên bậc tam cấp.
Đây là cách hay nhất để tập người bệnh bước lên và bước xuống tam cấp. Đầu tiên chân trái Y. không thể đưa lên cao, tôi phải nâng chân lên mỗi bậc thềm. Cũng như những lần chân trái không thể bước xuống, tôi dùng chân mình đẩy chân xuống. Trong những trung tâm rehab, họ chỉ đóng một bậc tam cấp dã chiến bằng ván, và chỉ tập người bệnh làm quen chừng 10, 15 phút mỗi ngày. Phải hai người canh chừng người bệnh. Còn ở đây, chỉ một mình tôi..
Tôi rất tự hào ở sáng kiến này. Một công hai chuyện. Giúptôi giải quyết vấn nạn ramp. Và thứ hai là cách tốt nhất để người bệnh tự nguyện tập. Bởi lẽ nếu Y. muốn ra ngoài, thì phải qua cái cửa ải tập luyện. Y.. than phiền sao bước xuống thì dễ mà bước lên thềm thì cả một cực hình… Dù than nhưng Y. vẫn chịu khó tập. Y. bảo tôi phải đâu xe ở driveway thay vì đậu sát thềm cửa, để Y. chống gậy tập đi.
Như vậy hai việc khó nhất là việc tập lên xuống bậc thềm và ngồi vào trong xe đã vượt qua mà không cần phải nhờ một chuyên viên physical therapy nào. Rất nhiều người khuyên tôi nên làm một cái ramp. Tôi hỏi làm ramp để làm gì? Khi chiếc xe tôi quá nhỏ đủ chỗ đâu để chứa một chiếc xe lăn. Có lẽ đối với họ, nếu một phương tiện nào mang lại thoải mái, giúp cho người chăm sóc đỡ cực, là phương tiện ấy tốt. Tôi thì khác, tôi dùng kinh nghiệm khi tôi là một trung đội trưởng thám kich lèo tèo khoang 17, 18 đứa con, vừa Kinh vừa Thượng. Tôi dùng trí tuệ của tôi khi giáp mặt với cõi chết. Ví dụ khi xe lên đèo, tôi buộc các đứa con tôi phải đứng dậy, và tôi đứng ở ngoài bậc thềm lên cabin, súng hờm, sẵn sàng thí mạng cùi. Hay khi đi kích, tôi cho các đứa con đi sâu vào lòng mật khu, cố để dân làng thấy, rồi đêm xuống, dắt dám con rút đi đến một tọa độ khác. Cái kinh nghiệm rất khoa học là chỉ chạy khi nghe súng nổ. Quân trường, cả triêu trang giấy về binh thư chắc chăc không dạy về kinh nghiệm này. Bởi vì khi địch bắn, là địch nhắm vào lỗ chiếu môn, và khi đạn nổ, là lúc địch bận bịu ở mục tiêu địch chủ tâm, mình chạy, thì địch khó lòng nhắm trúng… Hay cái sáng kiến xem như tàn bạo là trét dầu nhị thiên đường vào mắt khi linh phạm tôi ngủ lúc canh hay buộc mang trái lựu đạn nằm một mình xa trung đội khoảng 200 thước.
Rõ ràng trong mọi hoan cảnh nào trí tuệ cũng giúp đỡ con người. Như hoàn cảnh tôi bây giờ..
Có phải vậy không ?