Đây có lẽ là một mẫu số chung của những người viết văn làm thơ trong thời chiến bất kể già trẻ trai gái. Không phải những người sống ngoài vòng đai, mà còn ở bên trong vòng đai. Không phải chỉ những người sống ở nông thôn, mà còn ở trong thành thi. Chiến tranh ở cùng khắp. Đến nỗi tuổi học trò cũng phải cất lên ai oán:
Ta hỏng tú tài, ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc (thơ Nguyễn Tất Nhiên, PD phổ nhạc)
Ngay cả Nguyên Sa, người thơ của tuổi mơ mộng, tuổi 13, người mà phía miền Bắc đã lấy làm ví dụ để chứng minh về một nền văn học đô thị hiện sinh, đồi trụy, lai căng, nọc dộc văn hóa cũng đã phải thốt lên:
“Chúng ta bị kéo vào đây. Nhà văn già này không còn yên chí lớn vì quá tuồi động viên vì con nó, em nó, cháu nó đã lần lượt được gọi lên đường. Nhà văn trẻ kia, thoạt đầu khoái trá mong người này đi lính, mong người kia bị kêu, bây giờ cũng tới lượt nó đến trung tâm nhập ngũ. Chiền tranh đã xen vào cuộc đời ta đó. Cuộc đời ta ở tiền đồn, nó là tiếng đại bác đánh thức dậy giữa điểm ngon. Cuộc đời ta trong thành phố: nó là những con đường bị quần nát bởi quân xa, nó là những chị em mà ta đau xót nhìn vì khòng nuôi nấng nổi. Chiến tranh đã bước vào bữa cơm hàng ngày càng ngày càng se thắt. Chiến tranh đã lần vào cuộc đi dạo buổi tối, mỗi ngày một ít. Làm sao chọ giữ được tâm hồn bình an. Tâm hồn ta còn bình an, còn phẳng lặng lắm, nếu chỉ là thương sót thẩy. Chúng tôi những người viết lách cũng chán nhiều thứ. Chán không muốn nghĩ tới triết lý hiện sinh. Chán không muốn viết tùy bút. Chán không muốn làm thơ tình ái, làm thơ của tuổi mười ba. Lấy vợ, làm thơ gửi cho em thay thiếp báo hỷ. Khỉ đã “tam thập nhi lập”, làm thơ của tình yêu đàn ông ba mươi tuổi. Nhưng khi nó, cuộc chiến tranh ghê gớm đó, . xen vào từng mạch máu, có mặt trong bữa ăn hàng ngày, trong khi hơi thở buổi sáng vừa thức giấc, tâm hồn bị rung động đến cỗi rễ. Thi ca bị rung động đến cỗi rễ.. Tư tưởng bị rung động đèn cỗi rễ. Đêm gác xác một người bạn, tôi nghĩ thơ của mình có làm người tuổi trẻ này ngồi dậy được không. Ngày chỉ dẫn cho một quả phụ thể thức lãnh tiền tử tuất thơ có làm cho nỗi đau khổ đó vơi đi được không. Những tư tưởng đau xót và bất lực về chiến tranh đó như một ngọn lửa được ném vào bãi cỏ khô… “.
(trích từ Nguyên Sa: Văn nghệ trong việc làm khỏe dân tộc. tạp chí Nghiên Cứu Văn Học, không rõ năm, chúng tôi đoán là số 2 năm 1967)
Rõ ràng chiến tranh đã gây thương tích, chẳng những ngoài thân xác nhưng còn tận trong tâm hồn con người. Những mơ mộng xanh tươi nay trở thanh vàng úa dưới ánh hỏa châu. Đêm lắng nghe đại bác đêm đêm vọng về thành phố, ngay cả người phu quét đường cũng phải ngừng lại lắng nghe như nhạc sĩ TCS đã viết. Lắng nghe vì có lẽ ông lo nghĩ đến người con trai ở ngoài mặt trận. Văn chương bấy giờ đầy ngập chia ly, những đau xót, những bể nước mắt, máu, những mơ ước không bao giờ trở thành sự thật. Tuổi trẻ bị guồng máy nhào nặn tận tình, thì văn chương làm sao mà xanh um được. Văn chương trở thành xám xịt, Văn chương cũng theo ta, mà già trước tuổi:
Chưa ba mươi mà già quá đổi
Nửa đời người hay một trăm năm ? (thơ THT)
Và đó có phải là một cái chung nổi bật nhất, đậm nét nhất trong những cái chung của giòng văn học chiến tranh ?
Có phải vậy không ?