Trong ngôn ngữ thảo chương,có hai ý niệm về chung (public hay global) và riêng (local) cần phải phân tích khá kỷ trước khi người programmer bắt tay vào việc. Tại sao? Thứ nhất. Nó làm tránh sự lập lại vô ích, giúp tiết kiệm thì giờ của người viết và khiến máy chạy nhanh hơn. THứ hai, nó giúp bảo vệ an toàn của hệ thống. Ví dụ một nhà băng chẳng hạn. Khi nào hệ thống cần thiết cho công cộng (chung), khi nào chỉ giới hạn trong phạm vi của tổ chức (riêng).
Ví dụ khi tôi viết mộtprogram vềthế hệ văn học miền nam trong thời chiến. Trước hết tôi phải tìm xem cái chung của nền văn học thời chiến là gì. Tôi phải cần chứng cớ. Tôi phải làm những research. Giai đọan này là giai đoan khó nhất, chứ không phải ngồi ở nhà mà tưởng tượng. Ví dụ tôi phải kê bao nhiêu tác giả viết ở báo Văn từ năm 1964 đến 1975. Họ viết về đề tài gì? Họ ở SG, đô thị hay họ viết ở ngoài vòng đai, sau cuộc hành quân, trong bệnh xá, hay trên những vùng đất hoang tàn đổ nát. Cái chung của văn chương thời chiến là chiến tranh, là tiếng kêu trầm thống, là ước mơ hòa bình, là ngăn lìa, là tang tóc điêu linh… Cái chung của văn chương thời chiến là tuổi trẻ chứ không phải tuổi già, tuổi trung niên. Cái chung của văn chương thời chiến là nỗi buồn chứ không phải nỗi vui, là dù tóc xanh nhưng hồn thì già cằn già cổi..
Sau khi thu thập những dữ kiện, tôi bắt đầu sàn lọc để tìm ra cái chung tiêu biểu nhất. Có thể tác giả này có quan niệm sáng tác khác với tác giả khác. Có thể tác giả này phản chiến hay tác giả khác dấn thân. Có thể tác giả này viết cho báo Đất Nước, Trình Bày, tác giả kia viết cho Khởi Hành. Tìm cái chung như trong toán học giao và hội. Như trong điện toán sort và merge rồi combination.
A, tôi tìm ra rồi.
Chung thứ nhất: văn chương già trước tuổi
Bởi trong chiến tranh, tuổi trẻ nào ai lại không già trước tuổi khi mà:
Thế hệ chúng tôi mang đầy vết sẹo
Vết sẹo ngoài thân và vết sẹo trong hồn
Không phạm tôi mà ra tòa chung thẩm
Nhận án tử hình ở tuổi thanh xuân.
Có phải vậy không?