Kỳ này, tôi xin post “bóng chữ” của cuốn Văn số 125 ra ngày 1-3-1969 mang chủ đề Đầu Xuân Lộc Mới, giới thiệu những cây bút trẻ: Hạc Thành Hoa, Yên My (Trần Hữu Lục), Tần Vy, Mường Mán, Cao Thoại Châu, Kinh Dương Vương, Hà Nghiêu Bích, Nguyễn Lệ Uyên, Khê Kinh Kha, Trần Doãn Nho, Lâm Hảo Dũng, Nguyễn Phan Thịnh, Lê văn Thiện.
Để chứng tỏ bóng chữ sẽ mãi mãi bất biến, trường cữu cùng thời gian dù đã 44 năm trôi qua.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra.
Làm sao để cái bóng chữ này được trường tồn đến ngày hôm nay ?.
Làm sao một truyện ngắn trong tập này: Đường Kiến của Kinh Dương Vương lại là một đề tài bàn tán ?
Bởi vì nó hay, có kích thước lớn. CHính vì hay, nên có kẻ cầm nhầm, để dựng thành phim, và được giải thưởng danh dự.
Làm sao để những gì của Ceasar trả lại cho Ceasar ?
Không phải tự nhiên mà có.
Trái lại, phải có kẻ giúp tác giả bỏ công sưu tầm, bỏ sức in lại, bỏ thời gian du lịch để rúc dưới hầm nhà với máy in, máy cắt… để cho bóng chữ không phai mờ cùng thời gian và giúp tác giả có chứng liệu trước dư luận.