HIỆN TƯƠNG VĂN CHƯƠNG NỮ GIỚI của những năm thập niên 60

HIỆN TƯƠNG VĂN CHƯƠNG NỮ GIỚI của những năm thập niên 60
người viết :THT
1.
Nếu tạp chí Sáng Tạo bị bức tử bởi “nhóm bảo thủ phản tiến hóa” như nhà văn Mai Thảo hằn học kết án, và một chánh quyền nặng về thủ cựu, thì ngược lại, phòng trào văn chương nữ giới của những năm 1966, 1967, trái lại không chết mà càng ngày càng mạnh như thác lũ.
Nhà văn NHật Tiến nhận xét:
: ” Một hiện tượng nhận thấy rõ rệt nhất trong giới sáng tác tiểu thuyết là hiện tượng các cây bút nữ hoạt động gần như đơn thương độc mã, làm mưa làm gió trong ngành tiểu thuyết.
Mở đầu là Nhã Ca với tác phẩm “Đêm nghe tiếng đại bác” (…). Lần đầu tiên ở Việt Nam, một tác phẩm văn nghệ trong vòng không đầy hai tháng (…) Một tác giả thứ hai gây sóng gió trong làng tiểu thuyết 67 là Nguyễn thị Hoàng với tác phẩm “Vòng tay Học Trò,” một truyện dài đã in từng kỳ trên Bách Khoa (…). Một ngòi bút phụ nữ thứ ba đã gây được sự sôi nổi trong dư luận độc giả bằng một cửa ngõ khác. Đó là Nguyễn thị Thụy Vũ với kỹ thuật phơi bầy gần như trắng trợn vấn đề sinh lý nam nữ trong nội dung tác phẩm. Từ “Mèo đêm” đến “Lao vào Lửa “(…). Một cây bút phụ nữ khác xuất hiện đột ngột và bất ngờ nhưng báo hiệu một văn tài có tương lai nhiều hứa hẹn. Đó là Trịnh thị Diệu Tân với truyện dài Mảnh Vụn (…). Một cây bút phụ nữ khác sáng tác từ lâu bây giờ mới ấn hành tác phẩm, đó là Đỗ Phương Khanh với tập truyện ngắn Hương Thu (…). Bên cạnh đó , Minh Đức Hoài Trinh cũng cho in trong năm 1967 mấy tác phẩm dài: Hai Gốc cây, Bức thành biên giới, Sám Hối (…) và đặc biệt nhà văn được giải Văn Bút VN(1965) nữ sĩ Minh Quân cũng cho ấn hành tác ohẩm đầu tay, tập Đất và người.”
(Theo Nhật Tiến, Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua, tạp chí Bách Khoa, ngáy 15/1/1968, số 265&266)
Câu hỏi: tại sao sao văn chương nữ giới lại mạnh mẽ như thác lũ như vậy.
Câu trả lời:
Trong lảnh vực sinh hoạt văn hoặc nghệ thuật, phe thanh niên di chuyển ra ngoài vòng đai Saigon hay ngoài các đô thị thành thị miền Nam. Họ để lại đô thị cho phe già, quá tuổi động viên, hoặc bị động viên nhưng may mắn ở SG. hay các nhà văn phụ nữ.
Từ đó mới có Yêu, Cậu Chó, Vòng tay học trò, Mèo Đêm.. khai thác tối đa tình dục chẳng dính dáng đến cuộc chiến mỗi ngày một khốc liệt trên quê hương,
Thứ hai là đội ngũ nhà văn nữ đã biết cách khai thác dục tinh:. Nhà văn Nguyễn Nhật Duật, một nhà phê bình nhận định rất quen thuộc bấy giờ, xem họ “như những kẻ đói đang ăn ngốn ngấu (nguyễn Nhật Duật) hay “họ đã viết đến nó, đụng chạm đến nó một cách đường hoàng không giấu diếm và không che đậy” (Mặc Đổ) hay “tôi nghĩ họ đã làm hơn chứ không ngang hàng (nhà văn phái nam – chủ Blog chú thich) ” (Viên Linh) “họ táo bạo hơn cả nhà văn nam” “màu sắc táo bạo trong văn chương nữ giới ở VN đã giúp họ thành công ít ra ở phía độc giả (Huỳnh Phan Anh), hay do từ” có lẽ là hậu quả của sự sống tập trung trong một thành phố” (…) “trong khi phía nam giới ngày nay đang có ý muốn nói về cá nhân thì người đàn bà vẫn chưa nói xong về chính họ”. (Văn số 206, 1972, đăng lại trên tạp chí Thư Quán Bản Thảo số chủ đề Hiện Tượng văn chương nữ giới) . Riêng nhà văn Mặc Đổ thì nghiêm khắc hơn. coi những tác phẩm trên lkhông phải là tác phẩm văn chương:.
“ Điều đang nhìn thấy là hiện có hàng chục nhà văn nữ đang viết, đang hoạt động văn nghệ. Đó là một con số đáng kể, một phong trào. Ngày trước, chỉ có một Thụy An viết văn. Bây giờ là hàng chục Thụy An. Điểm chờ đợi của mọi người là sau khi viết về dục tình, không biết những nhà văn nữ có đề cập được tới các vấn đề khác không, hay chỉ có vậy. Cái thiếu lớn trong văn chương là tư tưởng.”.
2.
Trong khi đó phe thiên Cọng hay có tư tưởng bài ngoại thì xem hiện tượng này như du nhập  “nọc độc” văn hóa như  hiện sinh nôn mữa kiểu Sartre để  tấn công :
” Việt Nam hiện tại là một xã hội nhiều nghèo khổ, nhiều bệnh tật, thiếu thuốc men, thiểu áo cơm. Nếu tác giả dẫn dắt những nhân vật của họ vào các cỏ nhi viện, các xóm nghèo các miền quê tan nát vì chiến tranh, cho họ nhìn những em bé quằn quại vi bom Napalm đốt cháy, hoặc nhìn một thạnh niên Việt Nam đau đớn trong ngọn lửa đỏ của bom xăng đặc thì họ sẽ thấy ngay rằng những khắc khoải, những ưu tư, nhữ ng buồn nôn, những sầu muộn của họ không có nghĩa lý gì nữa.” (Tập San Sinh Viên, Tiếng Nóí của Sinh Viên Sài Gòn xuất bản).
4.
Bây giờ lịch sử đã sang trang. Mới hiểu là chủ tịch sinh viên thời bấy gờ là Nguyễn Đăng Trừng, gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1971.
5.
Nhưng những nữ thành đồng văn học miền Nam đâu có ngán.
Trong một hoàn cảnh bị vây bủa, bị tấn công, bị chụp mũ, kết án tơi bời hoa lá như vậy, thế mà các nhà văn nữ của miền Nam vẫn ung dung đường ta ta đi, càng in sách, càng viết feuilleton không mệt. Điều này chứng tỏ các cô có một bản lỉnh siêu đẳng thượng thừa, có một nội lục thâm hậu, niềm tin vững chắc
Họ bất chấp tất cả. Họ là thành đồng ,
. Để quyết tâm theo con đường mình đã chọn, bằng một ý thức rất trong sáng. Họ không ân hận ở ngòi bút của mình.
Như câu trả lời sau bốn mươi năm kể từ khi Vòng Tay Học Trò ra đờI;
“…Nhưng nó là như thế nào so với hàng loạt những tác phẩm đã dịch và in ra, những câu chuyện có thật trong đời thật. Trong VTHT hay bất cứ đâu, nếu cô giáo yêu một học trò ngoài lớp mình dạy bị kết án thì những mối tình hay hôn nhân giữa thầy giáo với học trò(chuyện thường thấy), lớp mình hay lớp khác trong trường, thì được phép, tại sao?” (1)
Chẳng những thế,, ngược lại, nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ lại “lên lớp” dạy lại những kẻ chống họ, khiến mấy ông phảii nín khe:
: “Trong dịp đầu xuân, các ông dẹp lại tất cả sự nghiên cứu; học hỏi, tập thêm sự khoan hồng, Bên ly trà, đĩa bánh mứt và đĩa dưa hấu, các ông hãy thưởng thức tác phấm của chị em tôi. Muốn mặn mà thêm, thì các ông có thể nhậu với tôm khô, dưa kiệu để hỗ trợ cho sự thưởng ngoạn. Văn chương của đàn bà rất cần cho sự hổ trợ ấy, các ông có nhận thấy đúng không ?” (2)
Rõ ràng “điến không sợ súng” hay “Chó sủa măc chó. Đường ta ta đi”. Tền ló dưới chân. Tiền bay trên tóc.
Trong bài “phỏng vấn 6 nhà văn nữ” của Lê Phương Chi đăng trên tạp chí Bách Khoa vào năm 1968, nhà văn Nhã Ca nói về những số tiền tác quyền nhuận bút của bà như sau:
“—-Cơ sở xuất bản Thứ Tư đặt ba trăm ngàn để lấy sáu cuốn, trong số ấy có một cuốn tái bản, đó là năm 1967. Nhà sách Khai Trí đặt hai trăm ngàn mua năm cuốn, có ba cuốn tái bản, năm 1968. Còn năm 1969 chúng tôi không bán nữa. Nếu dự định của chúng tôi được thực hiện, thì chúng tôi sẽ có một nhà xuất bản lấy tên là Thương Yêu, để in sách chúng tôi và các bạn thân.”
“Trần Dạ Từ cho biết thêm từ trước đến giờ tác phẩm của Nhã Ca chưa bán đứt cho nhà xuất bản nào cả. Và lợi tức Nhã Ca mỗi năm về sáng tác phẩm vào khoảng sáu trăm ngàn đồng.”
(nguôn : TQBT viết về các nhà văn nữ)
Trong khi đó lương trung đội trưởng của tôi vào năm 1967 khoảng 3 ngàn đồng một tháng (chỉ số 250) cọng tiền phụ cấp thám kích nguy hiểm tức tiền tử ứng trước $600, tổng cọng 3600 đồng một tháng, tức gần 44 ngàn đồng một năm (nếu may mắn còn sống) trong khi lợi tức nhà văn Nhã Ca là sáu trăm ngàn ! Làm nhà văn kể cũng sướng thật. Vừa nổi danh vừa tiền nhiều. Ai lại không ham!
Kế luận:
Chỉ có đám phê binh nhận đinh miền Bắc thì đồng hóa hiện tượng này xem như chính sách văn hóa, âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ. Để rồi ra tay vồ chụp tận diệt văn hóa miền Nam.. làm như cốt lởi của văn chương miền Nam la là Vòng Tay Học Tro, Mèo đêm, Cậu Chó….
Và họ đã thành công…
.Có thật vậy không ?____
(1) nguồn: Internet: Mai Ninh: phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng, Người Yêu Của Đấng Trời),
(2)Nguyễn thị Thụy Vũ: “Khi Người Phụ Nữ làm Nghệ Thuật” tạp chí Văn trước 1975)
%d