BỘ LẠC
Trần Hoài Thư
1.
Tôi vừa nhận được tập san dưới dạng bản thảo gởi ra từ quê nhà..
Vẫn những tên tuổi cũ. Vẫn những bạn bè xưa. Mà đa số tôi chưa thấy mặt dễ chừng hơn ba mươi năm nay.
Đêm đó tôi trải lòng cùng lòng giấy. Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ. Họ ở đây, trên từng con chữ này.Họ vẫn còn làm văn chương, như thời 15, 16 tuổi họ đã làm tờ Gió mai đầu tiên. Những tên tuổi cũ vẫn không thay đổi, chỉ trừ Nghi Hữu lìa đàn.
Nếu lấy thời gian để kết luận về một thứ keo sơn bền chặt, thì có lẽ nhóm Ý Thức này là một hiện tượng. Rất khó mà tìm một nhóm văn học tồn tại đến 50 năm. Họ thuộc đủ thành phần, không ai dùng văn chương như nghề tay phải. Họ chỉ thích văn chương. Họ viết cho bạn bè đọc, bạn bè chia sẻ.
Từ những năm đầu 60, trong một thành phố nhỏ và buồn hiu là Phan Rang, họ đã mở ra cơ sở in ấn, kỹ thuật thô sơ gồm máy chữ và máy quay roneo. Cơ sở xuất bản tác phẩm đầu tiên là tập truyện Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang của Trần Hoài Thư . Dù dùng kỹ thuật Roneo, nhưng hình thức thật tuyệt vời. Sách bán thật chạy, chỉ trong thời gian ngắn là hết. Cho đến năm đầu 70, họ mang cơ sở về thủ đô Saigon, vừa lập nhà in, vừa xin giấy phép xuất bản tạp chí Ý Thức. Họ lại lập nhà xuất bản, chuẩn bị lập nhà phát hành riêng. Nhà in riêng của họ gồm những máy móc tối tân nhất bấy giờ.
Họ đã tự mình chắp cánh, càng cao càng xa… Ý Thức đã có mặt khoảng 28 tập (?). được xem là tạp chí chuyên chở những suy nghĩ của thế hệ trẻ thời bấy giờ.
Sau tháng 4-1975, cơ sở bị tịch thu, anh em thất tán. Người vào trại cải tạo, kẻ đi về vùng kinh tế mới, người ra nước ngoài. Lao đao lận đận.Tuổi trẻ đã mệt mõi thì tuổi trung niên đã thêm chua chát.
.
Nhưng họ vẫn không bỏ cuộc. Xưa là đám đông quần chúng đọc, giờ chỉ vài người cũng đủ tạ tình với văn chương rồi.
Họ viết gì?
Ngày trước họ viết tuổi trẻ, thì bây giờ là tuổi hoàng hôn. Họ viết về tình bạn, tình yêu, tình chữ nghĩa.. Họ viết khi quỹ thời gian không còn bao lâu nữa, mà mỗi ngày là món quà vô giá của Thượng đế:.
… 𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑏𝑎̣𝑛 𝑏𝑒̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑟𝑎 đ𝑖. 𝑁𝑔𝑦 𝐻𝑢̛̃𝑢, 𝑃ℎ𝑎𝑛 𝑁ℎ𝑢̛̣ 𝑇ℎ𝑢̛́𝑐, 𝐻𝑜𝑎̀𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑜̣𝑐 𝑇𝑢𝑎̂́𝑛, 𝑉𝑜̂ 𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔, 𝑇ℎ𝑎́𝑖 𝑁𝑔𝑜̣𝑐 𝑆𝑎𝑛, 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑉𝑢̃, 𝑇𝑢̛̀ 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑀𝑜̣̂𝑛𝑔, 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑃ℎ𝑎𝑛 𝑇ℎ𝑖̣𝑛ℎ… 𝑇𝑜̂𝑖 𝑡𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 𝑟𝑜̂̀𝑖 𝑠𝑎𝑢 𝑏𝑎 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑚𝑜̂̉ 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 10 𝑛𝑔𝑎̀𝑦. 𝐶𝑎̆́𝑡 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑔𝑎𝑛. 𝐿𝑖𝑒̣̂𝑛𝑔 đ𝑖 𝑐𝑎́𝑖 𝑡𝑢́𝑖 𝑚𝑎̣̂𝑡 đ𝑎̂̀𝑦 𝑠𝑜̉𝑖 𝑐𝑢̛́𝑛𝑔. 𝐿𝑢̛̃ 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑣𝑒̉ 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑢̣𝑦 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖. 𝑁𝑜̂̃𝑖 đ𝑎𝑢 đ𝑜̛́𝑛 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑥𝑎́𝑐 𝑑𝑎̀𝑦 𝑣𝑜̀ 𝑡𝑜̂𝑖. 𝑉𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑒̂̀ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑏𝑎́𝑐 𝑠𝑖̃, 𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛 𝑐ℎ𝑎̆́𝑐 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑞𝑢𝑎 𝑘ℎ𝑜̉𝑖 𝑐𝑜̛𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑎̃ 𝑛𝑎̀𝑦. 𝐴𝑛ℎ 𝑏𝑎́𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑎̣𝑛 𝑏𝑒̀ 𝑘𝑒́𝑜 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑣𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑎̆𝑚 𝑡𝑜̂𝑖. Đ𝑜̂̃ 𝐻𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑜̣𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑜̂̀𝑖 𝑣𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑖̀𝑚 𝐺𝑖𝑎́𝑚 đ𝑜̂́𝑐 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑛 (𝑚𝑜̣̂𝑡 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑟𝑜̀ 𝑌 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝑐𝑢̉𝑎 𝑎𝑛ℎ) ℎ𝑜̉𝑖 ℎ𝑎𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑔𝑜̛̉𝑖 𝑔𝑎̆́𝑚. 𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑎̆𝑚 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑎̣̆𝑝 𝑣𝑜̛̣ 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑚𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑒𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑎̉𝑚 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡. 𝐻𝑜̣ 𝑡𝑢̛̀ 𝑀𝑦̃ 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑡ℎ𝑎̆𝑚 𝑞𝑢𝑒̂ ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔. 𝐻𝑜̣ 𝑥𝑖𝑛 đ𝑖̣𝑎 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖 𝑞𝑢𝑎 𝑇𝑟𝑎̂̀𝑛 𝐻𝑜𝑎̀𝑖 𝑇ℎ𝑢̛. 𝐻𝑜̣ 𝑔𝑜̣𝑖 đ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑣𝑒̂̀ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎𝑛𝑔 𝑛𝑎̆̀𝑚 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑛. 𝑅𝑜̂̀𝑖 ℎ𝑜̣ 𝑡𝑖̀𝑚 đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑜̛𝑖. 𝐻𝑜̣ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑛𝑎̆𝑛 𝑛𝑖̉ 𝑏𝑎́𝑐 𝑠𝑖̃ 𝑐ℎ𝑜 ℎ𝑜̣ 𝑣𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑎̆𝑚 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̂̀𝑖 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑣𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑒̂̉ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑘𝑦̀ 𝑎𝑖 đ𝑒̂́𝑛. 𝐶𝑜̂ 𝑐𝑎́𝑛 𝑠𝑢̛̣ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑑𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑜̉𝑖 ℎ𝑜̣ 𝑙𝑎̀ 𝑔𝑖̀ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛. 𝐻𝑜̣ 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀ đ𝑜̣̂𝑐 𝑔𝑖𝑎̉. 𝑉𝑎̀ 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑐𝑜̂ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑑𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 𝑑𝑎̂̃𝑛 đ𝑒̂́𝑛 𝑔𝑖𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑖̀ ℎ𝑜̣ 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑡𝑜̂𝑖. 𝐶𝑜̂ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑑𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑜̉𝑖 𝑡𝑒̂𝑛 𝑡𝑜̂𝑖. 𝐻𝑜̣ 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑏𝑢́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑙𝑎̀ 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑀𝑖𝑛ℎ. 𝐶𝑜̂ 𝑡𝑎 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̆́𝑐 đ𝑎̂̀𝑢, 𝑡ℎ𝑜̂𝑖 𝑚𝑎𝑦 𝑟𝑢̉𝑖 𝑣𝑎̣̂𝑦, 𝑜̛̉ đ𝑎̂𝑦 𝑡𝑢̛̀ 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑞𝑢𝑎 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑒̂𝑛 𝑀𝑖𝑛ℎ. Đ𝑜̂𝑖 𝑣𝑜̛̣ 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 𝑔𝑎̂̀𝑛 50. 𝐻𝑜̣ 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑜̂𝑖 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡, 𝑜̛̉ 𝑀𝑦̃ ℎ𝑜̣ 𝑙𝑎̀ đ𝑜̣̂𝑐 𝑔𝑖𝑎̉ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑎̣𝑝 𝑐ℎ𝑖́ 𝑣𝑎̆𝑛 ℎ𝑜̣𝑐 𝑇ℎ𝑢̛ 𝑄𝑢𝑎́𝑛. 𝐻𝑜̣ 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖. 𝐻𝑜̣ 𝑥𝑖𝑛 𝑝ℎ𝑒́𝑝 𝑣𝑎̀ 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑏𝑎́𝑐 𝑠𝑖̃ 𝑐ℎ𝑢̣𝑝 𝑣𝑎̀𝑖 𝑡𝑎̂́𝑚 𝑎̉𝑛ℎ đ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑘𝑦̉ 𝑛𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ 𝑔𝑖𝑢̛̃𝑎 ℎ𝑎𝑖 𝑣𝑜̛̣ 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑎́𝑜 𝑞𝑢𝑎̂̀𝑛 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑜́𝑐 𝑡𝑎𝑖 𝑏𝑢̀ 𝑥𝑢̀. 𝑆𝑎𝑢 đ𝑜́, 𝑐𝑎̉ ℎ𝑎𝑖 𝑣𝑜̛̣ 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 đ𝑒̂̀𝑢 𝑛ℎ𝑎̆́𝑐 đ𝑒̂́𝑛 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑛𝑢̛̃ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑐𝑎́𝑐 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖. 𝐻𝑜̣ 𝑛ℎ𝑎̆́𝑐 đ𝑒̂́𝑛 𝑇. 𝐻𝑜̣ 𝑛ℎ𝑎̆́𝑐 𝑡𝑒̂𝑛 𝐿.(𝑣𝑜̛̣ 𝑡𝑜̂𝑖) 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑚𝑒̂́𝑛 𝑚𝑜̣̂.
𝑇𝑜̂𝑖 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡𝑢̛̀ 𝑐𝑜̃𝑖 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 đ𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑛𝑒̂𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 𝑞𝑢𝑦́ 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐𝑜̀𝑛 𝑙𝑎̣𝑖. 𝑆𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑜𝑒̉ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑢̛̀ 𝑡𝑢̛̀ 𝑜̂̉𝑛 đ𝑖̣𝑛ℎ, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑏𝑎̆́𝑡 đ𝑎̂̀𝑢 𝑙𝑎̀𝑚 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐. 𝐵𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑑𝑎̣̂𝑦 𝑠𝑜̛́𝑚, 𝑛𝑔𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑏𝑎̀𝑛 𝑣𝑖 𝑡𝑖́𝑛ℎ 𝑔𝑜̉ 𝑣𝑎̀𝑖 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̛̃. 𝑇𝑜̂𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡𝑢̣𝑐 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑐. 𝑉𝑖𝑒̂́𝑡 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑛𝑜̛̣ đ𝑜̛̀𝑖, 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑛𝑜̛̣ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̃ đ𝑒̂́𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 đ𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑜̂𝑖. 𝑇𝑜̂𝑖 𝑐𝑎́𝑚 𝑜̛𝑛 đ𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̃ 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 ℎ𝑎̣𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑢́𝑐 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑏𝑎𝑜 𝑛𝑖𝑒̂̀𝑚 𝑘ℎ𝑜̂̉ đ𝑎𝑢.
𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 ℎ𝑎𝑖 𝑛𝑎̆𝑚 𝑣𝑎̆́𝑛𝑔 𝑏𝑜́𝑛𝑔, 𝑏𝑎̂𝑦 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡𝑢̣𝑐 𝑐ℎ𝑜 𝑌́ 𝑇ℎ𝑢̛́𝑐 𝐵𝑎̉𝑛 𝑇ℎ𝑎̉𝑜 𝑠𝑜̂́ 9 𝑟𝑎 đ𝑜̛̀𝑖. 𝐷𝑢̀ 𝑚𝑢𝑜̣̂𝑛 𝑐𝑜̀𝑛 ℎ𝑜̛𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔. 𝑇𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑎́𝑐 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝑐ℎ𝑜 𝑎𝑛ℎ 𝑒𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑜́𝑚. 𝑇𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑡𝑎̣̂𝑝 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎̉ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑛𝑎̆𝑚 1975: “𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑌́ 𝑇ℎ𝑢̛́𝑐”, 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 “𝑇𝑟𝑒̂𝑛 Đ𝑜̂̀𝑖 𝑙𝑎̀ 𝐿𝑜̂ 𝐶𝑜̂́𝑡”, 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑇ℎ𝑢̛̉ 𝐵𝑢́𝑡 “𝐶ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑜 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑔𝑜̂́𝑐 𝑇𝑢̀𝑛𝑔” 𝑐𝑢̉𝑎 𝐿𝑢̛̃ 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢, 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 “Đ𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̂̀𝑦 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑔𝑎̣𝑐 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛” 𝑐𝑢̉𝑎 𝑇𝑟𝑎̂̀𝑛 𝐻𝑜𝑎̀𝑖 𝑇ℎ𝑢̛, “𝑀𝑎̀𝑢 𝑇ℎ𝑜̛̀𝑖 𝐺𝑖𝑎𝑛” 𝑐𝑢̉𝑎 𝑃ℎ𝑎̣𝑚 𝑉𝑎̆𝑛 𝑁ℎ𝑎̀𝑛, 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̛ “𝐻𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑆𝑎̆́𝑐 𝑀𝑜𝑛𝑔 𝑀𝑎𝑛ℎ” 𝑐𝑢̉𝑎 𝐻𝑜𝑎̀𝑖 𝐾ℎ𝑎𝑛ℎ, 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̛ “𝑆𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝐾ℎ𝑜́𝑖 𝑇𝑟𝑎̆𝑚 𝑁𝑎̆𝑚” 𝑐𝑢̉𝑎 𝑉𝑜̃ 𝑇𝑎̂́𝑛 𝐾ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̛ “𝐻𝑜𝑎 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛” 𝑐𝑢̉𝑎 𝐻𝑜̂̀ 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑁𝑔𝑎̣𝑛. 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̛ “𝑇𝑖̀𝑚 𝑇𝑟𝑎̂𝑢” 𝑐𝑢̉𝑎 𝑇ℎ𝑎̂𝑛𝑇ℎ𝑖̣ 𝑁𝑔𝑜̣𝑐 𝑄𝑢𝑒̂́
. (𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑀𝑖𝑛ℎ – 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝐶ℎ𝑜̂̃ 𝐶ℎ𝑢𝑛𝑔, 𝑌́ 𝑇ℎ𝑢̛́𝑐 𝐵𝑎̉𝑛 𝑇ℎ𝑎̉𝑜 𝑡𝑎̣̂𝑝 9)
Họ viết cho một tình bạn, để thấy rằng, mấy mươi năm trôi qua, sau lưng một người vẫn có một cái bóng của một người. Nói cho có vẽ ví von là trên đầu một người có một vầng trăng theo dõi. Họ âm thầm theo dõi bạn, vui buồn với bạn. Dù đời họ chẳng mấy gì vui. Bất hạnh và thảm kịch nữa là khác. Con trai bị bệnh nan y qua đời, khi họ là một bác sỹ. Khi chính người gởi đã bị hư một con mắt từ 15 năm nay.
𝐶𝑜̀𝑛 𝑛ℎ𝑜̛́ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑇𝑟𝑎̂̀𝑛 𝐻𝑜𝑎̀𝑖 𝑇ℎ𝑢̛. 𝑚𝑜̣̂𝑡 đ𝑒̂𝑚 𝑜̛̉ Đ𝑎̀ 𝐿𝑎̣𝑡 𝑛𝑎̆𝑚 1973, 𝑏𝑎̣𝑛 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑜̂́𝑡 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝐵𝑎𝑠𝑡𝑜𝑠 𝑥𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑜́𝑖 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑣𝑎̆𝑛 𝑐ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔, 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑃𝑎𝑟𝑖𝑠 𝑣𝑒̂̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑛𝑔 𝑏𝑎̆́𝑛. 𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑡𝑎̣𝑜 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑚 𝑙𝑢̛̉𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đ𝑒̂𝑚 𝑙𝑎̣𝑛ℎ 𝑡𝑎̣𝑖 𝑐𝑎̆𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑐𝑜́ 𝑡𝑒̂𝑛 𝑔𝑜̣𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑅𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟𝑎𝑡 𝑡ℎ𝑢𝑜̛̉ 𝑎̂́𝑦, đ𝑎̂𝑢 𝑐𝑜́ 𝑛𝑔𝑜̛̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑚 𝑙𝑢̛̉𝑎 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑙𝑎́ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐𝑢̃ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑐ℎ𝑎́𝑦 𝑚𝑎̃𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑚 𝑡𝑜̂𝑖, 𝑡𝑖𝑚 𝑏𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑜 đ𝑒̂́𝑛 𝑏𝑎̂𝑦 𝑔𝑖𝑜̛̀…
(𝐿𝑢̛̃ 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 – 𝐶ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖 𝑠𝑖̃ 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑣𝑎̆𝑛, 𝑌́ 𝑇ℎ𝑢̛́𝑐 𝐵𝑎̉𝑛 𝑇ℎ𝑎̉𝑜)
2.
Vậng. Quỷ thời gian đâu còn bao nhiêu nữa. Trong khi đời thì quá chừng yêu dấu. Trong khi mùa màng thì quá chừng dư dật. Năm nay, giàn bầu bí sai quả. Khổ qua treo trái xum xuê. Giàn mướp rộ bông vàng thắm. Bầy ong nâu bay lượn dập dìu. Năm nay, những cây sứ của em cũng đã trổ bông như em từng ao ước. Năm nay, đứa cháu ba tuổi đã thỏ thẻ hai tiếng ông nội khi gọi ta.
Nhớ đến mà không cầm được nước mắt. Người ta nói trong tuổi già, bệnh là dấu hiệu của một sư chẳng lành. Nhưng tại sao lại quá yếu mềm như vậy cà. Có lẽ vì ta thấy ân điển của đời này đã quá dư dật chăng. Có lẽ ta vẫn còn ham sống sợ chết chăng ?
Chỉ tội cho Y. Nàng đã thăm hỏi ta từng giờ. Nàng sợ. Nàng lo. Anh ơi có khỏe không… Anh ơi trong mình anh thấy thế nào…
3.
Vâng. Quỹ thời gian còn lại không bao nhiêu mà nỗi buồn thì chất đầy.
Bởi vậy, phải làm một chiến mã phóng tới. Chữ của Cao Vị Khanh. Lại lên đường. Lại hì hục in sách, đóng sách. Đêm và ngày. Thêm một Tâp 850 trang nữa ra đời cho Bộ Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến. Khủng khiếp. Chỉ trong vòng một năm, một bộ trên 1600 trang đã được hoàn thành dưới hầm nhà. Đánh máy đến tê chai. Đó là chưa kể những giờ mệt lã, ngồi khâu sách rồi đóng rồi làm bìa cứng. Và mấy trâm tập Thư Quán Bản Thảo nữa chứ. Và in sách giúp bạn bè nữa chứ.
Không ai ngu dại phải ép xác để làm những chuyện mà có người đã từng thốt: Chì có kẻ khùng mới làm. In sách tặng biếu, làm báo không cần quảng cáo, lái xe cả 10 tiếng đồng hồ hàng chục lần để sưu tập…
Sự thật là vậy. Đôi khi chính sự khùng này đã mang đến kết quả không thể tưởng tượng:
Tạp chí Thư Quán Bản Thảo đã bước vào năm thứ bảy !
Trịnh Công Sơn đã từng ước mơ: Mỗi ngày hãy cho tôi chọn niềm vui. Tôi cũng vậy: Nhưng tôi khác TCS, tôi đã chọn được niềm vui như Nguyên Minh đã chọn cho anh ấy. Niềm vui khi thấy từng trang sách, trang sách mỗi ngày thơm mùi mực mới…có chứa cả hạnh phúc của bạn bè bằng hũu nữa.
II. Và cả niềm vui là mãi đến bây giờ, Nguyên Minh -81 tuổi- vẫn ra Quán Văn đều đều ở trong nước, và tôi 80 cũng cho ra đời TQBT dồng hành dài dài ở hải ngoại. Hai cây viết trẻ của bộ lạc ngày xưa, vẫn tiếp tục cuộc hành trinh chữ nghĩa. Bộ lạc bây giờ chỉ là bóng mờ. Cũng như văn chương miền Nam. Không ai thắp ánh đèn 1 watt. Nói chí là 100 watt.
Đó là lý do tại sao bạn tôi – Nguyên Minh – đang làm, đang miệt mài tô bồi qua Quán Văn và tôi đang làm, đang tô bồi TQBT cùng những di sản văn chương năm dưới đáy huyệt. Cả Phạm văn Nhàn nữa. Mà bằng chứng là cuốn nói về Phan Thiết của anh…
oOo
Cách đây nửa thế kỷ chúng ta có bộ lạc gồm những cậy bút trẻ ngoài vòng đai SG. Nhưng không phải cất lên lời kêu thống thiết như bộ lạcHời Chiêm. Trái lại, nó là bộ lạc của Phương trong thành nội, Đâu xuân Lộc Mới, Khi Mùa Mưa tới, Bóng Tôi Vây Quanh – mà tạp chí Văn dùng làm chủ đề tuyễn tập của những cây bút trẻ . Dó là bộ lạc mà chúng tôi chia sẻ nhau những tình thân, xem nhu anh em cùng một gia đình.
Rồi sau 1975, bộ lạc bị tan rả. Nhưng tình bộ lạc vẫn keo sơn thấm thiết.. Quán Văn trong nước, và TQBT ngoài nước đang dựng xây bằng trái tim bốc lửa như ngày nào.
Có phải vậy không, hởi bạn bè ta ?