(THT sưu tập và đánh máy)
Ukraine lại thêm một lần quằn quại dước vết xích xe tăng, hỏa tiển tầm xa, máy bay hiện đại. Những nơi Hông quân Nga xâm chiếm, để lại sự man rợ của một giống người hiếu sát, mọi rợ, cuồng bạo,,,
Con sông Danube chảy qua Ukraine không còn lả giòng sông xanh mà là giòng sông máu……
Năm 1949, cuốn truyện “Giờ Thư 25 ” cùa C. V. Gheorghiu ra đời, như là một lời tiên tri về con sông này;
– Xã hội hiện đại đã từ bỏ những sự thật ấy sự thật: không thể đem toán học mà hiểu được Beethoven và Raphael, không thể dùng thống kê mà sửa đổi được đời người, ý nghĩa của đời sống hoàn toàn mang tính chất cá nhân và tâm tư, và Xã hội ấy hiện đường tiến nhanh một cách kinh khủng, với sức mạnh của tuyệt vọng… Chính bởi thế, trên dòng sông Rhin, sông Danube và sông Volga sẽ chảy cuồn cuộn toàn những nước mắt của những người đã biến thành nô lệ. Những giòng nước mắt ấy sẽ tràn đầy sống ngòi Châu Âu và sông ngòi thế giới, cho đến khi các vùng biển và các đại dương sẽ chan chứa một tâm sự tủi nhục của giống người nô lệ cho Kỹ thuật, cho Nhà Nước, cho chế độ Thư lại và cho Tư bản.
« Rồi sau hết, Đức Chúa sẽ thương lại loài người… Nhưng sẽ chỉ được cứu vớt, những ai còn thật là người, nghĩa là còn giữ vững cá tính… »
Sau đó linh mục An thở hơi thở cuối cùng êm đềm như người ta đi ngủ. Người chứng kiến có cảm giác rằng ông may mắn được thoát khỏi cuộc đời cực khổ, cực khổ nhất là vì tương lai bế tắc, con người dù có sống thêm ít năm cũng chỉ để chịu đựng thêm nhiều lần hành hạ bởi một chế độ càng ngày càng rời xa nhân tính.
Linh mục An đã chết. Bà vợ ông, ở Fantana, bị một bọn lính Hồng quân thay phiên nhau hãm hiếp suốt đêm, đến sáng cũng treo cổ tự tử.
(trích từ bài viết của Nguyễn Mạnh Côn và Ngô Quân đồng biên soạn và nhận dịnh, về cuốn Giờ thứ 25 cua V.C Georghiu , đăng trên tập san Chỉ Đao “Tuyển tập Tình Thương” năm 1957)
