Sau hơn một tháng bị Flu hành đến ngất ngư, nói không ra hơi, cầm một cái gì thì xây xẩm. đến nỗi con muốn đưa ta vào bệnh viện.
Nhưng vào bệnh viện ngày đầu năm, ngày của hy vọng, ta nhất quyết không chịu. Và vì ngoan cố ấy nên cúm càng tấn công mạnh hơn. Hết sốt, rồi lạnh run, hết chóng mặt, muốn ngả. Rôi đau rêm cả thân người.
Ngày xưa làm lính thú ở miền cao, không phải cái cảnh:
Chém tre đẻo gỗ trên ngàn
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan…
Mà là:
phát dao mở lối trên ngàn
Mở đường lên hướng đỉnh trời Trường Sơn
Đói thì thịt hộp lá giang
Khát thì nút đít kiến càng cầm cơn
Bây giờ không có cảnh để mưu sinh thoát hiểm như vậy. Rên không ai nghe. Sốt không ai bận tâm. Đi không ai để vịn. Kêu ai bây giò. Những cú điên thoại không thể bắt, và gây sự mất lòng mợt vài người: Gọi anh nhiều lần nhưng anh không chịu bắt:
Cúm hành ta đến mệt mê
TRưa run, chiều sốt, tối rêm cả người
Bạn thăm, điện thoại reng hoài
Tiếng reng khiến bộ bán cầu muốn bung
Không bắt bạn bảo dững dưng
Mà bắt, thều thào, thở chẳng ra hơi
Con xa gọi, chẳng trả lời
Nó gọi Cảnh sát đập nhà xông vô
Trong hoàn cảnh như vậy, tôi phải làm gì. Bạn bảo tôi hãy dóng của TQBT, hay đừng in ấn nữa. Nhưng câu hỏi, rồi sau đó, nằm mà rên, mà nhớ đến người thân, mà muốn tự sát hay rung đủi nhìn tuyết phủ cả driveway, mái xe đến 1 feet ? Cái giải quyết hay nhất là uống thuốc ngủ, uông thật nhiều, thật nhiều để có một giác ngủ thiên thu. Nhưng tại sao, ta lại không muốn Y. chết. Y. là người đáng được giải thoát. Ta chết rồi thì ai chịu tiếp ?
Hai tháng mới dược vào thăm
Ta quên mang một bó nhang hương đèn
Cầu em giải thoát kiếp này
Kẻo sống như chết
sao đành Y. ơi…
oOo
Chỉ có cách duy nhất là quên. Quên băng thuốc ngủ, Quên băng rượu. Quên bằng Gambling. Không thể được. Thế thì cách gì ? Hãy chỉ dùm ta. Hãy chỉ cách làm sao để được tâm thanh tịnh, Hãy chỉ cách làm sao để khỏi đeo khẩu trang. Hãy chỉ cách làm sao để tẩy hết, tây sạch
những dư niệm xếp lớp còn bốc mùi băng phiến. Hãy đừng cho ta yếu lòng khi úp mặt vào chiếc áo dài màu hồng mà emi thích nhất để khỏi rưng rưng…
Và tôi lại thêm một lần tìm đến cách mưu sinh thoát hiểm của thòi đi lính dữ. Ngày xưa thoát hiểm khỏi họng súng, ngày nay thoat hiêm khỏi những yếu mềm, cô độc bệnh hoạn của tuổi già.
Bài tạp ghi của Ký giả Lô Răng đã giúp tôi thêm một lần nữa lên đường, đi săn tin. Nhan đề bài là ”
NGHĨ VỀ ĐẠO DIỄN TRONG PHIM “ XIN NHẬN NƠI NÀY LÀM QUÊ HƯƠNG”
- Cuốn phim “ Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương” vừa chiếu ở Rex là một cuốn phim VN sáng giá, và là sản phầm “tốt” nhất từ xưa đến nay của Trung Tâm điện ảnh ; nhưng sau những xúc động đầu tiên của cảm tính, phim XNNNLQH không bén rễ sâu xa được vào trong hồn người. Ý phim được trải rộng nhưng nó không bền chắc bao nhiêu. Tôi muốn nói đến sự xây dựng “ những” chủ đề của Hoàng Vĩnh Lộc, Tôi nói “ những ” vì nhà đạo diễn đã muốn đề cập đến nhiều vấn đề lớn cùng một lúc. Nào là sự sống chết với quê hương đau khổ, tôn vinh những người anh hùng trong bóng tối, sự tàn-ác-ngây-thơ của chiến tranh, sự trở về với thiên nhiên, với con người nguyên thủy v,v… Việc “ ôm ấp” quá nhiều vấn đề làm cho cuốn phim thiếu một cái trục, thiếu một cái gì bấu víu cho người xem. Người thưởng ngoạn chưa kịp thưởng thức hết, chưa kịp suy nghĩ hết trong một vấn đề thì lại bất thần bị ném sang một vấn đề khác. Đây là những xúc động bất toàn nơi khán giả- vì vấn đề nào cũng được khơi dậy mà không được đào sâu. Nó là sự “ tham lam” của đạo diễn – hay là tại cuộc chiến VN có phiền toái quá, đa dạng quá………..
- Nhìn vào cốt truyện chúng ta thấy rằng: “Sự lên đường của 5 người Biệt Cách chỉ là một cái giây để đạo diễn treo lên đó một số vấn đề…”. Nhưng mà cái giây này không vững nên “vấn đề” rơi vỡ loảng xoảng. Đứng về phía quân sự mà xét thì một người Biệt Cách quý lắm. Quý ở chỗ phải có một thể chất và tỉ lệ thông minh khá cao – phải được huấn luyện thật kỹ càng – phải được trang bị bằng những dụng cụ và vũ khí tinh xảo, tối tân và đắt tiền nhất. Người lính Biệt Cách mũ xanh (green beret) là một người lính siêu đẳng. Bây giờ sai 5 người Biệt Cách vào rừng chỉ để tấn công 1 căn cứ hạng bét, phá “ngon như cơm” rồi về thì phí phạm “ nhân, tài, vật, lực ” quá. Đã biết trước rằng ở đó có một căn cứ nhẹ, thì chỉ việc phái mấy chiến đấu cơ đến bắn phá, oanh tạc nhỏ – nếu là căn cứ lớn thì gọi B.52 đến làm một cuộc mưa bom. Biệt Cách thường làm tình báo, trinh sát nhiều hơn là tấn công. Tôi đã tưởng rằng 5 chàng Biệt Cách phải đến đó để bắt 1 nhân vật nào – hoặc chiếm một tài liệu quý giá nào – nếu chỉ để bắn phá “khơi khơi” như vậy thì cái cớ đó không đủ lý do tồn tại.
Một vấn đề khác được nêu ra nhân vụ này là quy luật chiến tranh hay là “ranh giới giữa thiện và ác”. Tất cả việc này xảy ra khi vì đánh mất máy truyền tỉn. Trực thăng bên mình tới cứ tưởng chàng Biệt Cách là địch bắn xuống liên hồi. Trực thăng không đón được người, bay đi nên 5 chàng mới phải làm một cuộc đi bộ 3 tháng mà về. 3 tháng thời gian xảy ra thảm kịch. Nhưng tất cả sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu một trong 5 anh Biệt Cách lúc đó nhớ đến những bài học quân sự đầu tiên. Vì muốn thông tin với trực thăng thì ngoài máy truyền tin còn cách khác. Ví dụ như bắn một hỏa pháo màu, lấy vải làm hiệu – hoặc cùng lắm là ném một quả lựu đạn khói. Sự thiếu sót này khiến cho thảm kịch “mất chân đứng” và cuộc trường chinh 3 tháng trở thành một cuộc phiêu lưu thừa thãi và vô bổ….
(Trích Tạp ghi văn nghệ của ký giả Lô Răng, Giai phẩm TQBT sắp xb)
oOo
Cuốn phim đã được giải thưởng của Tổng thống VNCH ngày 13-1-1970 về cốt chuyện “hay nhất từ trước tới nay”. Phim đã nhận hai giải thưởng trong nước và một ở Tây Đúc……
Bài tạp ghi của Ký Giả Lô Răng được viết năm 1969. Có nghĩa là tiếng nói của Ký Giả Lô Răng chẳng ai thèm nghe. Vẫn là giả có cốt truyện hay nhất từ trước tới nay,
Nhưng tôi thì vui mừng. Bởi vì tôi đã phê bình cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bão Ninh khi ông ta kể chuyện 5 chàng biệt cách đột nhập mật khu bắt 2 chị nuôi, hãm hiếp rồi mang ra sông trân nước.. là chuyện hết sức phi ký. Không ngờ có một người đồng hành với tôi nửa thế kỷ trước…
Vì lý do trên, tôi mới thục hiện chuyến d8i săn tin. Mấy trăm số Kịch Ảnh trong thùng giáy lớn đến nhà tôi. Nhà tôi bậy gờ là VƯƠN DƯỠng LÃO hay BỆNH XÁ DƯỠNG LÃO. Tôi tự kiếm tìm cho tôi một phương thuốc riêng để chửa Flu. Sư hăm hở kiếm tìm đã làm Flu dã biến mất từ lúc nào. Băng cớ. Tôi bắt đầu gõ lại. Say mê. Hăm hở. Từ thơ qua văn. Và nay mai là giai phẩm TQBT. Mặc ai khuyên vì ái ngại.