Cả đời viết văn làm thơ của tôi không ở Saigon một ngày. Vìthế, nên rất khó tìm một chỗ đứng giữa những lảnh triều văn học miền Nam. Để được nhiều nhà xuất bản ưu ái trả tiền tác quyền hậu hỉnh. … Để được vừa lái vespa đi phố Saigon và viết lai rai trên các báo SG dù mỗi tháng vẫn nhận đều đều lương nhà binh và trong túi luôn luôn có căn cước quân nhân như bùa hộ mệnh
Viết ra không phải vì ganh. Sự thật đánh giặc viết văn , sướng lắm chứ.
Thật vậy. Đánh giặc viết văn sướng thật ! Chẳng cần tuân chỉ thị ai, hay phải đuợc dạy phải viết thế này, thế nọ. Muốn xuất bản sách mình, thì cứ in, chẳng cần kiểm duyệt gì ráo. Nếu không có địa chỉ liên lạc thì cứ mượn tạm hậu cứ lô nhô hầm chìm hầm nổi của đơn vị, như quảng cáo tập truyện đầu tay “Nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang” này:
Còn nữa. Còn tự cho phép mình làm chủ nhiêm, chủ trương, chủ bút, khi tìm được một vi mạnh thường quân sẵn sàng bỏ tiền ra báo văn nghệ. Đơn cử là tạp chí nguyệt san NHìn Mặt, phát hành vào khoảng cuối năm 1969. Với một tít thật kêu” Tạp chí khơi dậy văn học mới”. Nhưng thật sự, câu hỏi văn học mới là văn học gì, thì chẳng ai có thể trả lời !
Nghĩ cũng vui. Trong quân đội, dù cấp bậc chỉ là một thiếu úy, và vai trò là một trung đội trưởng thám kích – phải tuân lệnh thượng cấp, thấy thượng cấp phải đứng nghiêm chào tay, vậy mà khi làm báo, ông thượng cấp Tham Mưu trưởng Sư doàn lại gởi bài đăng báo. Có nghĩa là chờ đợi ta duyệt xét. Đấy làm báo tỉnh oai lắm. Oai gấp ngàn SG. Và mỗi lần ta xuống đồi về Qui Nhơn Mang Nhìn Mặt ra khoe, thiên hạ nhìn ta tỏ ý khâm phục vô cùng.
Còn nữa. Cái cảnh hàng trăm người chen chúc trong quán Tre, trong ngày ra mắt Nhìn Mặt số 3, đề cuối cùng Cảnh Sát Dã Chiến được phái tới để dẹp.
Vậy mà nó bị bức tử. Đây là lý do:
(Trích từ tuần báo Khởi Hành số 37)
Bây giờ, nửa thế kỷ sau, được đọc lại những giòng có liên quan đến hành trình văn chương của mình, thấy lòng rất đổi bồi hồi. GIòng sông vẫn chảy. Dù là con sông Gò BỒi, hay con sông Hudson. Văn chương vẫn là nhịp đập mang theo từ trái tim và khối óc. Hạt cát ngày xưa ta lội qua sông Côn trong buổi chiều quân vượt sông, lọt vào vớ giày nay vẫn còn ẩn chìm đâu đó. Trên đùi da non, những miếng gang đen xì cồm cộm nổi lên, vẫn không thay đổi. Văn chương cũng vậy. Vẫn tiếp tục. Vẫn lên đường.
Ráng đỏ giát lên, chiều sắp ngủ
Bờ bên:sậm tối hàng tre làng
Niềm vui của lính lan vào nước
Đơn vị được trở về bình an
Bình an có nghĩa là vô sự
Là thấy làng ta đất của ta
Là sớm ta qua con nước cạn
Chiều về nước đã lớn bao la…
Dùng chiếc poncho làm phao nổi
Khẩu súng trường nằm ngủ rất ngoan
Bên ấy những vì sao đã hiện
Hay là những đốm mắt tình nhân ?
Bỗng nhiên hạt cát từ đâu lại
Tìm giày ta để mà viếng thăm
Cát sông Hằng sông Côn sông Lại
Hạt cát nào cũng thốn cũng đâm…
Sông trả cho trời trăng mọc sớm
Nhưng bầm vẫn trốn mãi không ra…!
Để bây giờ cát đang thức giấc
Biến thành Uric (1) tấn công ta !..
Uric acid: Chất acid gây nên bịnh Gout.
Hạt cát bầm đã giúp ta tìm được ý thơ hôm qua. Đau thật, nhưng không bỏ cuộc, Vẫn vừa cà nhắc vừa chạy cho kịp anh em. Và Hạt cát bầm bây giờ cũng giúp ta được tìm lại ý thơ một lần nữa. Lần này:
Bỗng nhiên hạt cát từ đâu lại
Tìm giày ta để mà viếng thăm
Cát sông Hằng sông Côn sông Lại
Hạt cát nào cũng thốn cũng đâm…
Nhưng chúng là hạt cát quí. Hạt kết tinh bằng nguyên liệu ròng. Nhờ chúng mới có văn chương.
Rõ ràng văn chương không bao giờ phụ người. Chỉ có người phụ văn chương mà thôi. .
Người phụ vì người mặc cho nó chiếc áo máu, mang chất nổ bộc phá, mang sự giả dối vào nó thay vì mang cho thơ cái đẹp, cái thật! Để khi về già không ai buồn tìm tòi sưu tập.. Chúng không phải là hạt vàng mà Mai Thảo cố tìm trong khu rừng trụi lá nhưng hoài công, để chúng tôi thay ông, bới đống tro tàn, đào lại huyệt mộ để tìm giúp ông qua lần sưu tập tác phẩm Mai Thảo II: Hôm nay đi chùa Hương:
Trong cái khối mất mát, và bay lạc, và đứt rời lả tả của quá khứ nhiều mặt tan vỡ này, có những hạt vàng đã mất của một cánh rừng ngày xưa, cánh rừng bấy giờ muôn gốc điệp điệp, cánh rừng thuở ấy, triệu cành trùng trùng, cánh rừng ấy bây giờ nhìn lại, chỉ còn là một cánh rừng cháy trụi. Anh đã nhìn thấy một cảnh tượng đốt rẫy?
(nguồn: Cánh rừng bằng hữu, Khởi Hành số 25)