Cô hồn Covid-19

(chú ý: tác giả có thể thay đổi ý hay văn bất cứ lúc nào, vậy xin vui lòng đừng dùng  bài này để đăng chỗ khác – Cám ơn)

Bây giờ, dù là có khẩu trang, găng tay, có cách ly, có xa nhau hai feet, nhưng mỗi người sống là một cù lao, và người chết là cô hồn.
Nhà quàn không còn chỗ để chứa, trong khi số người chết vì dịch càng lúc càng  dữ dội. Có bệnh viện xác chết phải bỏ vào “túi ngủ” ( sleeping bag), chất chồng… Khi thân nhân muốn vĩnh biệt người thân, phải đứng cách xa, Có  chỗ nhà quàn làm driving chỉ cho phép xe qua, để nhìn vào bên trong sau cửa kính…..
Trên đây là lời kể của một giám đốc một nhà quàn, NHưng không những chỉ ở Chicago mà ở các tiểu bang bị dịch tấn công mạnh mẽ ác liệt như New York, New Jersey v,,, Có nhiều nhà quàn không còn nhận xác nữa,  để một nursing home phải chất cả 17 thi thể trong một phòng, hay phải xe truck để bỏ xác chết vào… Lâu ngày xác thúi vữa, mùi thúi bốc nồng nậc cả một vùng khiến người dân phải báo cáo với cơ quan an ninh…

Lúc này, thầy chùa, linh mục, mục sư không có mặt để cầu an cầu siêu để đọc kinh siêu thoát,  Lúc này không đèn nến, xác không được trang điểm thật bắt mắt, nằm trong quan tài mở nắp để người thân, hay bạn bè, lâng láng đến nhìn một lần cuối,…

Người sống  lo cho mình chưa xong, còn đâu nước mắt để khóc cho người đã chết… . Không cực lạc. Không Vĩnh hằng. Không  Suối vàng, Không thiên đàng,,,
Vì mang vết chàm là Covid-19,

Người chết vì Covid-19 cũng là một loại cô hồn không hơn không kém.

Họ nhập vào  cái tập thể cô hồn mà  thi sĩ Nguyễn Du – và chỉ mỗi một mình Nguyễn Du – đã thay mặt họ, nói dùm. Cho dù Văn Tế Thập Loại chúng Sinh lấy Phật  Giáo là một phương tiện để cứu rổi, nhưng đâu có hề gì. Thời của Nguyễn Du chỉ có Phật giáo, Khổng giáo, chưa có Cao Đài giáo, Thiên chúa giáo….mà.
Chỉ biết rằng  trong văn học VN, chưa có  tác giả nào lại chọn cõi âm làm chủ đềmang tình yêu thương vô bờ bến cho những hạng người bất hạnh, hôm qua, và bây giờ dưới cùng một mẫu số chung: cô hồn, như cụ NGuyễn Du.

Lúc này không còn  ai rung dùi để ngâm nga Kiều nữa. Chỉ có Văn Chiêu Hồn của cụ Nguyễn Du mới thích hợp cho hoàn cảnh  nặng nề âm khí này:

Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh…

Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người

Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên…

Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói ai hèn ai ngu!

Có phải vậy không ?

%d