Qua sự tìm tòi của chúng tôi cũng như qua bài viết của người chị Bích Khê – nhà thơ Ngọc Sương – hầu như hai năm, không thấy thơ ông xuất hiện trên các báo. Đó là năm 1937 và năm 1938.
THời gian trên Bích Khê được gia đình đưa lên núi, sau đó xuống biển để dưỡng bịnh và tịnh dưỡng theo yêu cầu của nhà thơ. Và chàng đã tìm ở ở núi và biển là nơi chốn cực lạc để thơ có dịp tuôn trào. Người chị BK kể:
…Bích Khê chỉ vào núi Bút và nói đùa: Đó là ngọn bút của em đó. Rồi chàng lại bảo chị: Nơi đây là nơi cực lạc của em rồi. Em say mê với cảnh thiên nhiên và nguyện sống ở đây mãi mãi để tận hưởng… Nhưng một thời gian rồi Bích Khê cũng chán cảnh núi, lại ước mong được sống giữa cảnh trời nước bao la. Thế là một lần nữa, mẹ và chị Bích Khê phải chiều chàng, cho di chuyển tất cả vật dụng và cái chòi con về dựng ngay tại ven biển. Chốn cực lạc thứ hai này hiện ra, bao nhiêu vần thơ khác của thi sĩ lại tuôn ra..
Sự im lặng của Bích Khê trên văn đàn chính là dấu hiệu cho một trận bão. Trận bão ấy, thật sự trút xuống vào năm 1939, với một số bài thơ được đăng trên Tiểu thuyết thứ năm. Đó là 5 bài thơ:
ngày đăng:
Trống giao thừa ( ngày 9 tháng 2, 1939)
Hoàng hoa (11-5-1939)
Thu (25 -5- 1939)
Thu (29 -6-1939)
và Gió lạnh (6 -7- 1939)
(tài liệu từ Tiểu thuyết thứ năm, tác giả và tác phẩm biên soạn bởi Anh Chi )
Nhưng dữ đội nhất là sự ra đời của thi phẩm Tinh Huyết với tất cả 35 bài thơ đều mới !!!
Yếu tố gì đã giúp cho chàng sáng tác một cach khủng khiếp như vậy? Có phải là núi và biển? Có nghĩa là thiên nhiên.
Nếu chúng ta cám ơn BK đã để lại cho đời những bài thơ bất tử, thì cũng phải cám ơn 1937 cũng như núi và biển – hai chốn mà nhà thơ gọi là cực lạc – đã giúp nhà thơ có dịp tuôn trào ào ạt những đứa con tinh thần bất tử này.
Có phải vậy không ?