Bích Khê là một thi tài. Ngay vào năm 14, 15 tuổi đã rành thơ đường luật. Năm 16 tuổi, khi còn là học sinh đã có thơ đăng trên báo Phụ nữ Tân Văn:
(NGUỒN: Phự nữ Tân văn số 162 ngày 4-8-1932.)
Thi tài ấy được biểu lộ qua những bài thơ phần lớn mang tính chất thời thế, nói lên tấm lòng yêu nước của tác giả. Ví dụ bài thơ Dạ Hoài được sáng tác vào năm 17 tuổi:
(Dạ Hoài, nguồn báo Sai gon số 182, ngày 10-12-1933)
Hay qua những bài thơ Đường luật mà niêm luật rất nghiêm chỉnh chan chứa lòng yêu nước vô bờ . Đơn cử một bài:
(nguồn: báo Sài Gòn số 182 ngày 10-12-1933)
Nhưng thì tài không có thể giúp để người thơ trở thành nhà thơ lớn.. Có biết bao người có tài làm thơ nhưng mấy ai được nổi tiếng, được nhiều người nhắc nhở. Thi tài cỡ Bích Khê mấy ai có được, nhưng nếu Bích Khê chỉ quanh quẩn với những vần thơ khích động lòng yêu nước hay những, bài thơ đường luật dù xuất sắc cách mấy nhưng bây giờ – thời đại digital- củng ít ai nhắc hay ngưỡng mộ như họ đã dành cho Tinh Huyết.
Vậy thì lý do gì để giúp Bích Khê trở thành một nhà thơ lớn ?
Đó là nhờ vào cơn bệnh phổi được phát hiện vào năm 1937.
Bởi vì nếu mà Bích Khê không bị bệnh phổi thì chắc gì Bích Khê có được một Tinh Huyết, mà ngược lại, có thể ông trở thành một nhà cách mạng không chừng. Những bài thơ cũ của ông đã lộ rõ ràng tấm lòng thiết tha với đất nước, dân tộc, chống áp bức, chuộng lẽ phải. ngay từ lúc còn là học sinh hay sự đau buồn khôn xiết sau khi nghe Tạ Thu Thâu bị giết khiến ông phải bật khóc nức nở như qua lời kể của người chị ruột.
Nhà thơ Ngọc Sương kể lại về sự chuyển đổi kỳ diệu về quan niệm cái đẹp của người em bà như sau:
... Một năm sau bệnh lành, chàng về Thu Xà với mẹ thêm một lần, rồi lại đòi lên núi ở. Cái đời của thi nhân cũng như cái đời của trẻ thơ: muốn phải được, muốn là được. Me và chị phải làm cho Bích Khê một cái chòi trên núi Thiên An, và gửi đến ở với chàng một “chú tiểu” để phục vụ con người ngày càng càng khó tính như một cậu con cưng con nhà trưởng giả. Lúc này Bích Khê vui lắm; chàng nói với người bạn đến thăm: “Thật là tuyệt diệu!” rồi chàng tả cái thoải mái của tâm hồn chàng bằng cách chuyển tâm tư qua thiên nhiên cỏ cây hoa lá: chàng giải thích thế nào là cái đẹp cho chị nghe… Chàng hăng say đưa cả cánh tay ra vẽ một vòng bao trùm cả những thắng cảnh đương bày ra trước mắt chúng tôi, đã từng làm tâm hồn thi nhân rung cảm. Mà phong cảnh đẹp thật! Duới chân chúng tôi, từ chỗ “Long Đầu hí thủy”, giải sông rà bọc lấy chân hòn Thiên An khăng khít như tình non nước ấp ủ lấy nhau, tức là thắng cảnh “Thien Ấn niêm hà”. Và xa xa ở phía bên kia hiện ra thắng cảnh “Bút lĩnh phê vân”. Bích Khê chỉ vào núi Bút và nói đùa: Đó là ngọn bút của em đó. Rồi chàng lại bảo chị: Nơi đây là nơi cực lạc của em rồi. Em say mê với cảnh thiên nhiên và nguyện sống ở đây mãi mãi để tận hưởng… Nhưng một thời gian rồi Bích Khê cũng chán cảnh núi, lại ước mong được sống giữa cảnh trời nước bao la. Thế là một lần nữa, mẹ và chị Bích Khê phải chiều chàng, cho di chuyển tất cả vật dụng và cái chòi con về dựng ngay tại ven biển. Chốn cực lạc thứ hai này hiện ra, bao nhiêu vần thơ khác của thi sĩ lại tuôn ra..
(Ngọc Sương – người em : Bích Khê , tạp chí Văn số 64,
nguồn: https://tranhoaithu42.com/van-so-64-nha-tho-bich-khe/)
Như vậy, qua lời kể của người chị, nhờ vào những tháng ngày tịnh dưỡng ở núi Thiên Ấn, quan niệm về thi ca của Bích Khê thay đổi hoàn toàn:
chàng tả cái thoải mái của tâm hồn chàng bằng cách chuyển tâm tư qua thiên nhiên cỏ cây hoa lá: chàng giải thích thế nào là cái đẹp cho chị nghe…
Sống là một chất xúc tác để làm thăng hoa thơ Bích Khê. Sống gần gủi với thiên nhiên đã giúp ông có những bài thơ như Hoàng Hoa. Sống trong cô đơn tột độ, để thần trí của ông chạm đến những lời nhạc Tỳ Bà. Sống trong đau khổ, để ông có những bài thơ mang tên hai người nữ là Châu và Ngọc Kiều…
Cho dù ông có thi tài biết chọn màu sắc, hội họa, hay ánh sáng cho thơ mình đi nữa , nhưng nếu không có năm 1937 thì có lẽ chúng chỉ được tô trên những lá cờ hơn là cái đẹp của thi ca.
Có phải vậy không ?