Chửi tôi hay chửi tác giả lừa mị tôi ?

Đọc sách không phải là  tin vào sách, nhưng để suy nghĩ, thưởng thức, hoặc giết thời giờ.
Suy nghĩ ở đây không phải là nhờ những câu văn, hay những lời văn, hay cả nội dung của tác phẩm, để ta rút ra  bài học… Nhưng suy nghĩ ở đây là từ ở ta.  Từ cái đầu óc suy nghĩ của ta.

Lấy ví dụ hai đoạn thơ của Tố Hữu:

Lão ngồi bên cửa sổ
Trong nắng nhạt chiều thu
Còm lưng đan chiếc rỗ
Mai bán lấy vài xu

Bàn tay run lẩy bẩy
Kéo mũi lạt tre vàng
Theo điệu buồn run rẫy
Trên làn môi khô khan….

Tôi không nhớ tên bài thơ mà cũng chẳng cần tìm tòi trên Net cho mệt óc. Tôi chỉ viết ra  bằng trí nhớ, vì lúc trẻ – thơi sinh viên- tôi mê bài thơ và học thuộc. Thuộc một bài thơ chứng tỏ là sức thuyết phục của bài thơ này là to lớn đến dường nào !

Nhưng bây giờ, tôi muốn quên nó, muốn quăng vào sọt rác của ký ức.
Vì sao ? Vì nó quá dỏm.

Thứ nhất là với ” bàn tay run rẩy bẩy”  làm sao để đan một chiếc rỗ cho đẹp, bắt mắt người mua. Xin nhớ rằng không phải chỉ một mình lão già bán rỗ mà có biết bao người bán rỗ khác. Chợ mà ! Khách hàng được quyền lựa chọn mà.

 

Khi tôi ngồi khâu những bộ sách đồ sộ như Bô Thơ Miền Nam Thời Chiến hay Văn miền Nam do tôi sưu tầm và soạn, tôi đã hiểu thế nào là sự cần thiết của những ngón tay. Lẩy bẩy làm sao mà cầm chắc cây kim để xâu qua những tập giấy dày cộm, ngay hàng thẳng lối, hoặc có thể xỏ chỉ vào lỗ kim.
Tôi càng liên tưởng đến ông lão đan rỗ mà Tố Hữu đã dựng nên trong bài thơ của ông ta để nói về cái bất công của xã hội. Và chửi thề bằng tiếng Đan Mạch (ĐM) . Không phải chửi Tố Hữu mà chửi tôi. Bởi tôi ngu, tôi đần, bị lừa mị mà không hay.

Có phải vậy không ?

 

%d bloggers like this: