Đọc thơ Đinh Cường

Thử đọc hai câu thơ của Huy Cận:

Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuối mái nước song song…

Ta thấy cái buồn của người thơ khiến cả trường giang cũng phải buồn theo (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ – Nguyễn DU).
Nhưng nếu ta đổi chữ “buồn” sang chữ “bèo” thì cái cảnh trường giang lại khác:

Sóng gợn trường giang bèo điệp điệp
Con thuyền xuối mái nước song song…

Ta thấy trên mặt nước những cánh bèo trùng trùng điệp điệp trôi dạt. Chẳng có cái gì là buồn hết.
Như vậy tình sinh cảnh. Phải có chữ buồn chúng ta mới cảm nhận được cái buồn của sông nước trường giang.  Chính tác giả đã áp đặt cái tình vào thơ ông ta.

Nhưng với thơ Đinh Cường thì khác. Ví dụ  bài thơ “Vọng Cảnh” của Đinh Cường sau đây:

thôi em ngày mộng chưa về
chiều trên rừng núi lạnh tê mộ phần
con sông chừng cũng lưng dòng
thuyền trôi chậm mái chập chùng sóng xô
người ngồi giữa bãi cỏ khô
bầy chim về muộn cũng vừa bóng đêm
thôỉ em ngày mộng đã chìm
chiều trên rừng núi một mình lạnh tê

bạn thấy có chữ “buồn” nào đâu, nhưng đọc lên ta lại cảm thấy một nỗi buồn man mác, u uẩn với những từ như “mộ phần”, “mộng đã chìm”… Rõ ràng là cảnh sinh tình  chứ không phải tình sinh cảnh…

%d bloggers like this: