20 năm văn học miền Nam: Có nên quên những tác giả này không? (bổ túc)

1. Nguyễn văn Đồng.
Nhà thơ. Có bài đăng trên Văn, Khởi Hành và những tạp chí địa phương cũng như binh chủng..
Ông tử trận trong trận thủy chiến Hoàng Sa với Trung Cọng vào năm 1972. Trung úy Hải quân.

2. Hoài Lữ Lữ Đắc Quảng. Nhà thơ. Được báo Mai, một tạp chí có tầm cở dành nhiều trang giới thiệu thơ ông. Tác phẩm xuất bản: Mắt cỏ. Ông tử trận vào đêm Chủ Nhật tại Bình Chánh Gia Định vào năm 22 tuổi.

3. Hoàng Yên Trang tức Trần Như Liên Phượng. Thơ đăng ngay trên những số Văn đầu tiên. Tử trận tại Đồng Tháp Mườingày 10 tháng 6 năm 1965 thọ 29 tuổi.

4. Phan Huy Mộng, tử trận trên cao nguyên. Thơ đặng trên Văn

5. Dõan Dân, nhà văn. Truyên đăng rất sơm trên Chỉ Đạo. Truyện xuất hiện thường xuyên trên Bách Khoa và Văn. Tử trận trong Mùa Hè thảm khốc trên đai lộ Huế – Quảng Trị. Xác không tìm ra vì quả d8ạn pháo trúng ngay xe, da thịt banh như xác pháo. Hai tác phẩm được xuất bản: Chỗ của Huệ và Bàn Tay Cho Yến.

6. Y Uyên. Tử trận tại Nora Phan Thiết. Được xem là nhà văn trẻ viết hay nhất về những hệ lụy của chiến tranh. Ông để lại nhiều tác phẩm.

7. Song Linh. Nhà văn. Tử trận tại Cai Lậy. Truyện của Ông từng xuất hiện trên Sáng Tạo.

8. Trịnh Kim Đồng. Nhà biên khảo văn học. Tử trận tại đồi Mười Bình Định, gần quê nhà của nhà văn Võ Phiến.

9. Nguyễn Phương Loan. Nhà thơ. Tử trận ở vùng núi rừng Tam Biên. TRonbg lá thư gởi bạn bé tử căn cứ hỏa l;ực 6, trước khi chết, anh cho biết là anh sắp kùủng đến nơi vì những trận bom, và những lần tấn công và những lần thất thủ. Anh nói báo chí khi tường thuật về căn cứ hỏa lực 6 này, họ chỉ viết 1/10  so với những người trong cuộc…

 

Đấy là những người chết trận, còn bị thương thì vô số. Không kể ra đây.

 

%d