Khởi Hành và tôi :Nhân vật người lính- (bài 2)

khoihanh-bia4 (1)Khởi Hành số 1 ra mắt độc giả vào ngày 1-5-1969  với chủ đề: “Nhân vật người lính trong văn chương”,  Có gì lạ khi tôi nhìn vào cái bìa mà tôi may mắn “chộp” được từ Internet? Đâu có gì. Chỉ  có hàng chữ màu vàng sậm nổi bật. chạy dài hai giòng chiếm cứ.  Và những tên tác giả quen thuộc. Có gì lạ? Không. Không có gì..  Nó chỉ được dùng cho việc quảng cáo hay làm tăng vẽ bề thế của tác phẩm hay tờ báo.  Người đọc cần nội dung. .

Nhưng mà đối với tôi, dù không lạ, nhưng lòng lại dấy lên một nỗi xúc động lạ lùng.. Nhân vật người lính trong văn chương chứ không phải trong guồng máy tâm lý chiến, hay đảng, hay trên những cửa miệng đầu môi của lảnh tụ, của đại tướng, trung tướng thiếu tướng.. Người lính ở trong văn chương được tô đậm thay vì chỉ là bóng mờ. Người lính ở trong văn chương có thể là hư cấu nhưng ít ra người lính được xem là nhân vật chính thay vì hang thứ yếu, hạng quân tốt.

Chưa bao giờ tôi để vào tâm trí tôi một tờ tạp chí mà tôi không có cả một số để làm tài liệu như thế này. Tôi nhờ rất nhiều người, nhưng hồi âm thì ít, nói gì đến hy vọng được mọc xanh? Tôi biết là tôi làm một công việc diên rồ. Yale chỉ cách 100 miles. Cornell cách 300 miles… Nếu mà Y. không bệnh hoạn, thì có lẽ mọi sự đã được giải quyết, cho dù mỗi lân đi là mỗi lần gánh thêm những tai họa mới. Có khi chiếc xe chạy  lủii vào đống tuyết bên đường vì đường đông đá quá trơn trợt, trong khi xe truck thì đâm xầm đến. Có khi xe bị chết máy. Có khi thời tiết xấu, sương mù miền thượng bang NY dày dặc đến nỗi phải mở đèn pha chạy 5,10 miles một giờ… Nhưng cái giòng máu của tên lính thám kích, xuất thân từ một đơn vị đã sản sinh ra  những nhân vật huyền thoại mà chẳng ai biết hay cần biết như hạ sĩ nhất Cày, trung sĩ nhất gốc Nùng Lương văn Tướng, trung sĩ nhất Y Suk, khinh binh Võ Hồng Nga, hạ sĩ Hùng… và đại đội trưởng Hồ văn Hòa – người sĩ quan được thăng cấp nhanh nhất trong quân lực miền Nam (2 tháng thănng hai cấp, từ thiếu úy lên trung úy nhiệm chức và sau đó trung úy thực thụ) do  chính tướng Đỗ Cao Trí gắn ngay tại mặt trận… Đó là những nhân vật có thật ngoài đời, mà tôi đã đưa vào các tác phẩm của tôi. Đó là những nhân vật huyền thoại mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi, ghi mãi, hãnh diện mãi, và viết mãi…

Vậy mà đến bây giờ, tôi lại bỏ cuộc. Không,  tôi không thể bỏ cuộc. Tôi ngẩng đầu. Tuần qua vào tiệm Mỹ mua Black Cherry để chửa bịnh Gout, gặp người cựu chiến binh Mỹ mang cái mũ có huy hiệu Sư đoàn một kỵ binh
Không vận Hoa Kỳ. Hai kẻ xa lạ, ôm nhau tay bắt mặt mừng dù không bao giờ gặp nhau. Màu áo tuy khác biệt, đơn vị cũng khác biệt, nhưng có một thứ chung là những núi đồi chập chùng của cao nguyên như An Khê, Dakto, Daksut, Chu Pao, Tam Biên, Tân cảnh… mà bước giày của chúng tôi đã từng dẫm… Ông ta lục bóp lấy cái carte quân nhân mà ông vẫn còn giữ để khoe tôi. Còn tôi, tôi kể những lần hành quân chung với Sư đoàn 1 kỵ binh Hoa Kỳ.  Ông có  nghe bao giờ binh chủng thám kích ? Tôi hỏi ông ta. Tôi mừng quá đi. Ông biết đơn vị tôi. Và hai lão lính già ôm choàng lấy nhau mà ứa nước mắt…

Đó. Nhân vật người lính trong văn chương là thế. Hạ sĩ nhất Cày bất mãn vì quá lâu không được thăng cấp trong khi bọn ở hậu cứ lại được thăng cấp như gió, rồi được gởi đi học khóa đặc biệt. Ông chỉ biết tôi để bày tỏ nỗi bất mãn. Mà tôi thì vô phương. . Và cuối cùng ông được thằng cấp từ hạ sĩ nhất lên trung sĩ nhưng kèm chữ cố. khi ông cố cứu một người lính Mỹ bị phục kích trên đèo An Khê…  Đấy, nhân vật người lính trong văn chương là thế. Chỉ có văn chương mới có thể lột bỏ cái võ phù phiếm do từ guồng máy, hay các lảnh tụ đầu môi chót lưỡi đề cao… Chỉ có văn chương mới có thể nói về nỗi buồn của người lính khi anh ta nhớ con nhỏ, mẹ già, mà không biết làm sao để mà về thăm… Chỉ có văn chương mới thấy thế nào là sức nặng của mười ngày gạo trên lưng người lính…Văn chương chú không phải văn học sữ. Văn học sữ chỉ dành cho lảnh tụ, tướng lảnh… Những cái chết oanh liệt của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ… được văn học sữ ghi dậm, làm sao có những người lính thấp hèn được ghi vô như cảnh những người lính Thủy Quân Lục Chiến cùng rút chốt lựu đạn một lượt để cùng nhau tự sát đồng loạt trên bãi biển Thuận An như trong Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân Huy.

Chỉ có văn chươngmới dành cho người lính ấy  tất cả những trân trọng nhất. .

Chỉ có văn chương mới thật sự trả lại quyền của người lính…

%d bloggers like this: