Nói yêu ai cũng nghĩ đến cái giường…

Họa sĩ Đinh Cường, thường vẽ và làm thơ trên những tờ napkin, không phải vì ông lập dị, khác đời hoặc vì ông có thói quen, nhưng vì, napkin là một chiếc phao đến vào lúc ông cần để diễn dạt. Mà những ý thơ hay những  xúc động thường xãy đến khi ta gặp bạn bè, hay khi cô đơn bên ly cà phê trong một quá ăn hay một tiệm cà phê chẳng hạn. Khi ấy, đâu có computer để đánh vào keyboard, đâu có giấy croquis để phác họa chân dung một người bạn. Chỉ có những tờ napkin có sẵn trên bàn,. Nói nôm na là những tờ giấy lau chén, lau muổng, đủa, hay chùi miệng. Chúng mới là cưu tinh. Chúng xuất hiện đúng lúc, như một ân nhân, vì nếu không, ý thơ sẽ bay mất, hay nét vẽ kia cũng sẽ vô vọng, lúc người họa sĩ đã tìm thấy một nỗi xúc động trước người bạn của mình.

Kỳ báo TQBT này, bài thơ Đinh Cường mang tựa đề “Tháng chín, đoan ghi trên giấy napkin ở Starbucks Coffee” đã chứng minh cho vai trò quan trọng của tờ napkin trong văn học. Không phải là “giấy bút tôi ai có cướp giựt đi tôi sẽ viết văn trên đá”  mà là ” giấy vở tôi nếu tôi không mang theo tôi sẽ làm thơ trên tờ napkin starbucks…”

Riêng phần tôi, thì hay dùng bao thuốc lá để thay vào napkin. Đó là thời thanh xuân, thời bụi, thời mà chẳng có bàn để viết, chẳng có giấy để ghi. Ghé vào một quán bên đường, ngồi nhìn cô hàng thấy cô hàng có chiếc quần đen như mượt, có bờ tay lông măng, tự nhiên thi hứng lại nổi lên. Mà quán thì nghèo làm gì có giấy napkin như các nhà hàng. Thôi thì đành lấy bao  thuốc lá ra để làm giấy ghi đở… NHư những câu như thế này:

Cô hàng cho xin ly cà phê nhỏ
Tôi uống cho đầy đôi mắt trong
Một mai tôi chết bên trời Bắc
Em làm sao được khóc bên song ?

Tôi mang gió núi miền Trung lại
Em sưởi cho tôi một mảnh tình
Đôi khi thấy áo bay đầy phố
Ngỡ hồn mình hiu hắt mùa thu…
……

Viết xong, tặng bạn. Bạn giữ gìn dùm. Để nếu nay mai nhảy vào mật khu địch mà chẳng may, bạn còn có tình  ta bên cạnh.

****

Hôm nay, tôi lại nhận được thư cho một người bạn lính. Anh viết một bài ký sự chiến trường, và cho biết có trích thơ ta.  Đọc thơ, cố gắng nhớ, mà không thể nhớ làm lúc nào, trong trường hợp nào. Bởi lúc ấy ta làm quá nhiều và quá dễ dàng:

Đêm đi kích, ngày nhâm nhi rượu đế
Uống để say, quên hẳn tháng ngày
Bên bàn rượu, mỗi ngày một vắng
Thương bạn bè chưa uống đã say!
 Khi vào lính nói năng nham nhở
Nói yêu ai cũng nghĩ đến cái giường, “

(Nguyễn Phán:AN LỘC MỘT LẦN TÔI  ĐÃ ĐẾN, MỘT ĐỜI ĐỂ NHỚ)

.Xin được cám ơn bạn ta. Và cũng xin được cám ơn những bao thuốc lá ân nhân của ta.

 

%d bloggers like this: