Dạo này, tôi viết không biết mệt. Làm cũng không biết mệt. Và in ấn cũng không biết mệt.
Chỉ sơ sơ 3 tháng vừa qua, tôi đã cho ra lò ít nhất là 10 đầu sách. Ra lò để tặng bạn bè và những người thích đọc. Hiên nay đang chắm chút trang điểm tập Thơ Viêm Tịnh. Giấy chọn là Classic Laid Brusher Pewter. với những lớp sóng nhấp nhô trên tờ giấy máu xám tro. Đây là loại giấy rất hiếm trên thị trường.
Vè việc chăm sóc Y. thì bây giờ quá rành nên không còn mệt như trước. Thời biểu sắp sẳn. Buổi sớm, chờ chuông wireless Y. bấm, tôi bắt đầu làm vệ sinh toàn diện. Thay drap, underpad, thay quần áo, lau mình mẩy, và nâng Y. vào xe lăn để đẩy vào nhà bếp cho Y. súc miệng. Sau đó đẩy ra bàn ăn, cho Y. ngồi nhìn ra ngoài sân vườn sau. Trong lúc đó, tôi chuẩn bị buổi ăn sáng. Phần lớn là những thức ăn do cô giúp việc của chương trình Home Care mang đến. Chúng tôi cho cô những giờ giấc tùy nghi dễ dãi nhất, chỉ mong cô giúp Y về việc ăn uống. Có người trách tại sao lại quá dễ dãi với họ như vậy. Tôi hỏi lại. Vậy thì lấy ai nấu món ăn Việt Nam cho bà xả tôi, trong khi ở đây thắp đuốc đi tìm một tiệm ăn VN cũng không có, nói gì đến một người care giver VN. Nếu cô mà nghỉ, làm ơn tìm dùm tôi một người khác giúp tôi đi chợ nấu món ăn Việt, thì tôi sẽ không còn dễ dãi với họ.
Bởi vậy tôi phải thay cô ta giúp Y. toàn diện. Bây giờ “ông già nắm lưng bà già. Ngày ngày dắt đi vòng vo. Hai người … ” Hơn nữa Y. muốn tôi giúp Y. vì chỉ có tôi mới biết được cách thế làm sao cho cánh tay trái khỏi đau, làm sao giữ cả thân thể cho cân bằng, làm sao cho cái chân trái trở lại cân bằng để có thể bước… Càng ngày, việc đi đứng cua3 Y. càng trở nên khó khăn. Người physcal therapy bảo phải cần một thời gian lâu mới có cơ may. Vâng, tôi biết. Biết sau lần stroke thứ hai, làm bao nhiêu mơ tưởng hy vọng của tôi và của Y. bị sụp đổ tan tành.
Hôm qua, tôi đưa Y. đến nhà của cô giúp việc để mừng sinh nhật của đứa con trai đầu lòng của cô, lên 11 tuổi. Đầu tiên chúng tôi từ chối, nhưng sau đó, lại quyết định đi. Chúng tôi xem cô giúp việc như con cháu trong nhà nên muốn chia sẻ niềm vui. Quyết định tham dự, dù biết rằng việc mang Y. vào xe là cả một vấn đề, Chân trái xem như không còn đủ sức mạnh để chống đở, nói gì đến việc bước. Làm sao mà bước xuống thềm? Làm sao mà bước lên xe? Rồi làm sao bước lên thềm, ba bậc tam cấp chứ đâu phải là cái ramp dễ dàng dẩy xe lăn lên và xuống. Biết vậy mà vẫn quyết định đến.
Lần đầu tiên trong gần hai năm kể từ khi bị khổ nạn, Y mới kêu tôi đi tìm đôi bông tai mà Y. thich để đeo vào. Tôi mang nguyên cả chiếc hộp đựng đầy bông tai, để Y. lựa. Rồi giúp Y. xỏ vào hai vành tai. Mắt yếu, ngón tay thì run, nên lâu lắm tôi mới có thể gắn hai bông tai vào hai lổ tai của Y. Sau đó tôi lái xe đến ngay bậc thềm tam cấp, mở cửa sẳn. Rồi giúp Y bước xuống thềm nhà.. Khi chân phải bước xuống thềm, tôi bắt đầu lấy chân mình, và cả tay mình, để đẩy cả chân trái – xem như không còn hoạt động được- mà bỏ xuống. Sau đó kêu Y. đứng yên khoảng vài phút cho thăng bằng. Rồi lại tiếp tục cho đến đến khi xuống bậc thềm cuối cùng… Phải chi mà tôi có tiền, kêu làm một cái ramp, để đẩy nguyên cả xe lăn xuống hoặc lên thì đở vất vả cho tôi biết bao nhiêu.
Nhưng mà, không sao. Riết rồi cũng quen. Biết đâu, nhờ cách tập này, mà Y. chóng hồi phục cũng nên.
Cuối cùng tôi cũng giúp Y. vào ngồi trong xe, băng sau. Y. kêu mát quá, trời đẹp qua, lâu lăm mới thấy lại những con đường quen thuộc. Tôi cũng vui lây. Bao nhiêu nỗi nhọc mệt khi giúp Y. bước xuống thềm, bước vào xe, xem như tan biến. Bây giờ chỉ còn la những niềm vui mọc cánh, nhảy múa trước mắt và trong lòng. Con đường này, ngôi nhà kia, ngôi trường nọ.. Ngả tư và đèn xanh đèn đỏ…. Y. thỉnh thoảng cất tiếng phía sau. Chiếc xe nhỏ bé mua lại, như mộr con thuyền chở đầy những giây phút khó quên của chúng tôi.
Khi chúng tôi đến nhà của cô giúp việc, thì cái con thuyền hoa ấy lại biến thành con thuyền rồng. Tôi giúp Y. xuống xe. Thềm vào nhà quá cao khó khăn lắm đề Y bước lên. Tôi nhờ người nhà của cô giúp việc khiêng cả chiếc xe lên.. Chồng cô nắm càng trước. Hai người nắm hai bên. Và một người nắm phía sau. Chiếc wheelchair được nhấc bổng lên và được đưa vào trong nhà thật dễ dàng.
Lần đầu tiên gần hai năm tôi được dịp ngồi vào bàn tiệc. Y, ngồi ở nhà trên ăn chay với cô giúp việc. Còn tôi xuống nhà dưới, nhập vào bàn tiệc với ba người bạn trẻ và một cụ già 80 tuổi. Cụ rất ít nói. Lần đầu sau gần hai năm, tôi mới được dịp ngồi giữa một đám đông, với những món ăn ê ề dư dật. Tôi quên tôi là kẻ lái xe. Tôi quên tôi lát nữa đây, là kẻ sẽ mang Y. vào lại xe, giúp Y. lên ba bậc thềm tam cấp của nhà mình. Tôi bắt đầu cụng bia.
Đời vui lắm mà.
Nghĩ gì cho mệt.
Trở lại nhà, thật tế lại làm niềm vui biến mất. Tôi thở. Tôi gắng hết sức mình để giữ cho Y. khỏi ngả, khi Y. chỉ đứng bằng một chân phải. Một lát, chân phải cũng yếu dần, không thể chống giữ cả thân hình nên toàn thân Y bị ngã xuống. Hai tay tôi ôm cứng, cố giữ thân hình khỏi ngả. Tôi cố gắng xốc hai nách để đưa Y. đứng dậy. Sức mạnh trong tôi giờ được đổi thành hơi thở hổn hển với hai chân hơi run. Với một mình Y. mà cả bốn người khiêng chiếc xe, còn bây giờ chỉ còn một mình tôi, làm sao mà giữ gìn cho Y. khỏi ngả. Rồi làm sao mà đưa Y. vào nhà. Không có ai giúp tôi. Trời ơi. Tôi muốn kêu cứu. Mà kêu ai đây. Cũng là do lỗi của tôi. Muốn cho Y. vui. Muốn cho tôi được dịp ngồi lại trong bàn tiệc xa vắng. Gắng. Gắng. Bà gáng đứng thẳng. Tôi dục. Tôi năn nỉ. Ôi đổi lại niềm vui sao mà quá sức khó khăn như thế này sao.
Cuối cùng, tôi cũng giúp mang Y. . vào nhà, cho ngồi vào xe lăn, đưa lên giường nằm. Còn tôi, mệt lả, ngả lăn trên sopha. Bia và mệt làm tôi ngủ ngon. Để rồi, lại tiếp tục những việc làm thường nhật khi Y. bấm chuông gọi tôi.