Mũi tên và luật nhân quả (1)

scan0003\

(Mũi Tên – Truyện ngắn, trích từ Cỏ daffodil thắt bím, tập truyện của Nguyễn Âu Hồng, do Thư Ấn Quán xuất bản vào tháng 4-2014. Truyên được đăng trên tạp chí TQBT số 59 tháng  3-2014)

_____

 

Tôi đã đọc truyện Mũi Tên , để càng thấy về thuyết nhân quả bàng bạc khắp truyện

Qua cuộc hành trình của nhân vật chính là một người đàn ông tên là Lou.

Qua cái mũi tên của tay bắn cung thiện xạ bắn vào con ngỗng trời.

Con vật dù trúng tên nhưng cũng thoát được con chó săn chuyên nghiệp của Lou. Nó sống hay chết không thể biết.

Có điều, mũi tên sẽ găm vào thân hình nó.

Mà thủ phạm là một tay thợ săn , mang trong người  giòng máu từ một tổ tiên Maya  hiếu chiến. Một “gene” cũng nên.

“Người Maya là một dân tộc vô cùng hiếu chiến.                     

“Cuộc sống của họ được đánh dấu bằng những nghi lễ tàn bạo và liên miên chìm trong chiến tranh đẫm máu.                                                 

“Nền văn minh Maya không tan rã đột ngột mà là một quá trình đau đớn và chậm chạp.                       

“Ngoài việc tàn sát lẫn nhau người Maya còn tàn phá rừng nhiệt đới dẫn đến sự cạn kiệt môi trường sống. Cuối thế kỷ 9, nước cạn khô trong các kênh rạch, nước ngầm rút sâu đến 150 m…

Cái chết từ từ của người Maya đã được giải thích.”2

 

Ông Lou – người thơ bắn cung thiện xa ấy, giống như hàng triệu triêu người thơ săn trên quả đất này, khi nheo mắt để cố làm sao cho con mồi  không còn cách thoát, chết ngay, chết không hấp hối, ông ta chẳng mang ý thức về việc “sát sanh hại vật”. Có lẽ ông xem việc bắn cung này như là một trò thể thao giải trí.  Ta không thể kết tội ông. Ông có quyền bởi vì luật pháp đã cho ông có quyền. Như cho phép săn nai, khi nai d0ược sản sinh quá nhiều, phá mùa màng, gây ô nhiểm ở tiểu bang tôi: New Jersey.

Chỉ có chăng đôi mắt nào đó âm thầm theo ông. Đôi mắt của một Quan Tòa vô hình vô dạng.  Đôi mắt ấy có thể trong một ngày đầy sương mù khi ông và con chó săn thân thiết của ông trong chiếc xe đi tuần tra sân Goft mà ông làm việc:

” … X.uống hết đèo, tầm nhìn càng bị thu hẹp vì sương mù từ núi xuống nhập với sương mù từ sông ùa vào thung lũng, nhưng Lou Calakmul vẫn nhác thấy một con ngỗng lớn loại Giant Canada Goose với một bên cánh bị một mũi tên còn ghim lủng lẳng, ngơ ngác đi qua đường. Ông kịp lách tránh không cán con vật rồi tắp xe dừng bên đường. Ông mở cửa bước xuống, mở cửa sau gọi Joker, thao tác thật nhanh. Joker còn nhanh hơn ông, cửa vừa mở nó liền phóng về hướng con ngỗng, Calakmul chỉ việc chạy theo. Con ngỗng bị Joker tóm bắt khi đang lững thững bước cách đường khoảng mươi mét. Nó không lôi mạnh hay tha con ngỗng hỏng chân mà ngoạm vào bên cánh không bị thương rồi dẫn ngỗng cùng bước lại xa lộ, y chang cái cách một sheriff còng và dẫn một nghi can. (Joker xứng đáng là nhân viên xuất sắc của Animal Sheriff Inc.). Thay vì cứ đứng đợi trên đường, để yên cho Joker làm nhiệm vụ, Lou nôn nóng bước xuống ôm chầm lấy con ngỗng, gặp bờ dốc nghiêng và lớp cỏ ướt sương trơn nhẫy, ông trợt ngã té nhào. Không rõ đầu ông va vào đâu hay vì lý do gì mà ông ngồi dậy được, nhưng không đứng lên nổi. Ông gọi 911  xong lại gọi cho Nancy.           

 Lou Calakmul được trực thăng đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Con ngỗng được đưa đến bệnh viện thú y trong tình trạng tỉnh táo, chỉ bị gãy một giẽ xương cánh. Mũi tên được cắt rút cách nhanh chóng. Phẫu thuật ghép xương được thực hiện thành công ngay trong đêm. Nó là ngỗng Branta Canadensis Maxima thường được gọi là Giant Canada Goose, trên đường thiên di từ Canada xuôi nam, đáp nghỉ cánh và bổ sung năng lượng thì bị trúng tên. Các bác sĩ thú y cho biết sẽ trả nó về với thiên nhiên một ngày gần đây. Nhưng chú chàng không theo kịp đàn đã đành mà cũng không còn đủ sức bay đường dài. Từ một con ngỗng thiên di vạn dặm xuôi nam ngược bắc, con Branta Maxima này đành thúc thủ với trời cao sông rộng của chỉ một vùng đất. Điều an ủi lớn nhất là nó được bệnh viện thú y địa phương cấp giấy chứng nhận để trở thành cư dân thường trú hợp pháp trên đất Hoa Kỳ….”

 

Tôi đã trích ra cả một đoạn dài về chuyện con ngỗng trời mang trên cổ mũi tên được ông Lou cứu, và cũng vì cứu mà ông Lou đã bị chấn thương phải hôn mê. Tôi muốn chứng tỏ về một  bản án vô hình. Con ngỗng mà trước đây bị mũi tên của tay thợ bắn cung thiện xạ gắm vào cô,  nay đã trở lại. No là cái bóng, là hiện thân của một cuộc đòi nợ, là câu trả lời cho một bản án chung thẩm, vô hình: Nhân quả. Gieo nhân nào thì gặt quả đó.

Và không ai biết  hình dạng của nó ra sao. Ông quan Tòa mặt mũi thế nào. Bản án được mở ra khi nào và kết thúc khi nào, hay là vẫn tiếp tục. Ngay cả người vợcủa ông Lou cũng không biết. Nàng  vẫn tin chắc là chồng sẽ vượt qua hôn mê giữa lúc các bác sĩ không biết tình trạng thế nào:

“…Các bác sĩ không cho biết bao giờ thì Lou Calakmul thoát khỏi tình trạng hôn mê. Nhưng vợ ông, cô Nancy thì tin chắc như đinh đóng cột rằng ông sẽ sớm  trở lại bình thường, rằng ngoài cái tài bắn cung bách phát bách trúng, ông còn có bản lãnh kiên cường và nghị lực phi thường của một chiến binh. Nancy tin chồng cô sẽ bình thường trở lại để vẫy tay chào con ngỗng Maxima mà ông đã cứu, ngày nó trở lại bầu trời. Nancy không hề biết rằng có một con ngỗng Maxima khác đang chết từ từ vì đang mang lủng lẳng một mũi tên bắn xuyên qua cổ. Đây là mũi tên vô duyên nhất, và có lẽ là mũi tên cuối cùng của cung thủ Lou Calakmul.”

Đây chính là lời giải thích. Mà Mũi Tên đã thay mặt giải dùm cho Nancy, cho bác sĩ, cho Lou, cho chúng ta.

 

.(Còn tiếp)

%d