Đọc một bài thơ tự do của Võ Phiến: Nghĩ về “thơ của văn” và “văn của thơ”

Ở Bình Định quê nhà, chiều chiều đi chơi với em trên đường ruộng nhỏ. Em bé chợt ngắt đứt một tiếng cười giữa khoảng đồng vắng. Giật mình, nhìn lên trời cao, và ngó xuống: thấy đứa em bé quá. Và bốn bề núi xa lặng lẽ

(trích Dừng Chân, Sáng Tạo số 27 tháng 12 năm 1958)

(nguồn: Thơ Từ Sáng Tạo, Thư Ấn Quán mới xuất bản tháng 7, 2014)

…Võ Phiến là nhà văn. Ông cũng có làm thơ, nhưng nghĩ đến ông, người đọc đều nghĩ đến một nhà văn thuần túy.

Trên tạp chí Sáng Tạo bộ cũ số 27 tháng 12, 1958, có hai bài thơ tự do của ông được đăng tải.

Dọc hai bài, ta nhận ra lối thơ tự do của ông khác hoàn toàn với lối thơ tự do của hầu hết các tác giả khác như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Thạch Chương,,,  Cái khác biệt lớn nhất là  cách dùng chữ. Trong khi các tác giả khác cố mặc vào chiếc áo mới cho thơ họ, từ hình thức đến nội dung, thì thơ Võ Phiến ngược lại, dùng những chữ  mộc mạc, chơn chất,trái hẳn với cai phong cách “nghệ thuật mới” trong việc làm mói thi ca cùa Sáng Tạo, như “nghệ thuật đen” mà Thanh Tâm tuyền hằng hô hào cổ xúy.

Có lẽ vì hai chữ tự do nên thơ tự do đã bị lạm dụng một cách bừa bãi. .Hình như các chủ bút chỉ trọng tên tuổi nên đôi khi ta phải bực mình khi  đọc một bài thơ dài lê thê.  Đọc đến tối tăm mặt mày. Đọc đến nhức đầu nhức óc. Đọc đến mệt nghỉ. Để rồi, chẳng có một cảm xúc nào lưu lại khi gấp sách.

Nghĩ mà thương cho thơ. Rõ ràng thơ bị hiếp dâm

Vậy thì thế nào là một bài thơ tự do hay ?

Hay tùy theo nhận định của mỗi người. Có thể tôi thích bài thơ của tác giả này nhưng bạn không cảm nổi.

Chẳng khác bắt tôi nhìn vào một bức tranh lập thể mà tôi không hiểu mô tê, mặc dù bạn khen ngợi hết mình: ” Đây là tranh của Picasso, bán cả bạc triệu đấy.”

Nhưng có một điều rõ ràng, thơ tự do là một bài văn, hay một đoạn văn trong một ý nghĩa nào đó nếu ta nghĩ văn là tập họp những chữ chẫng cần tuân theo một cấu trúc, vần điệu,luật lệ bằng trắc.

Nhưng một câu hỏi là khi nào, lấy tiêu chuẩn gì để coi bài văn, đoạn văn ấy là thơ tự do?

Tôi xin dùng đoạn thơ tự do của Võ Phiến để tản mạn.

Nếu đọc đoạn thơ của Võ Phiến vừa trích ở trên, ta sẽ nhận ra hai câu đầu chính là văn.

Ở Bình Định quê nhà, chiều chiều đi chơi với em trên đường ruộng nhỏ. Em bé chợt ngắt đứt một tiếng cười giữa khoảng đồng vắng.

Đây là hai câu tả cảnh, nói về một sự kiện nào đó. Nó không đượctrang điểm hay tô điểm bởi hoa lá chữ nghĩa, trừ hai chữ “ngắt đứt” mới lạ. Nhưng mới lạ không phải là thơ. Nói tóm lại ta không thể nào tìm ra một chút thi tính ở đây.

Nhưng đến câu: Giật mình, nhìn lên trời cao, và ngó xuống: thấy đứa em bé quá thì rõ ràng  nó quả  không còn là văn nữa. Nó là thơ, nếu nghĩ thơ là những vần điệu, chữ nghỉa được dùng khi văn bất lưc. Tôi nghĩ nhà văn Võ Phiến là nhà văn có tài chẻ sợi tóc ra làm tư, ông cũng chịu thua khi nói về cái cảm giác này. Và cũng vì chịu thua nên ông mới mượn thơ để nói lên nỗi lòng hay cảm xúc của ông khi nhìn lên trời cao rồi nhìn người thân của mình.

Thơ tự do là văn mang theo thơ.Nó mang tính  phổ quát chú không chi tiết.. Nó là tầng trên cùng của một cái tháp văn chương, là loại xăng máy bay trong các loại xăng dầu được lọc luyện.

Trái lại khi thơ mang theo văn, thì không phải là thơ.

Đó là sự lạm dụng hoặc hiếp dâm thơ.

 

Có phải vậy không ?

 

%d bloggers like this: