Gần một giờ sáng tôi thức giấc. Một ngày lại bắt đầu đối với tôi. Xuống giường, rón rén vào phòng Y. thấy Y. đang ngủ. Mừng lắm. Niềm vui của một ngày của tôi. Niềm vui tôi biết khó bao giờ gặp, hay phải đổi bằng một cái giá rất đắc, quá sức đắc để gặp, để mua. Ví dụ, sự sống trong chiến tranh. trong Tù tội. Ví dụ trong những năm tháng làm lính đi đầu, chết đầu. Ví dụ những ngày tháng bây giờ, theo từng hơi thở, từng bước chân của Y.
Trưa hôm qua, trời đẹp. 10 độ C tức là khoảng 50 độ F. Dẫn Y. ra xe để đến phòng mạch bác sĩ theo hẹn. Nếu như không có lần mini stroke thứ hai, chắc giờ này Y. đã đi khá, và mình đâu có phải khó khăn để phải dìu dẫn Y. từng bước như thế này. Cứ mỗi lần bước, là mình phải điều chỉnh bàn chân trái cho ngay. Nhất là khi xuống bậc tam cấp. Chân trái xem như không còn mạnh nữa. Nó trở nên yếu lả. Nó cứ đòi đình công. Nhưng Y. vẫn tin một ngày nào đó, nó sẽ mạnh, sẽ hồi phục dù chỉ không hoàn toàn. Y. rất thích tập. Và tôi cũng hăm hở tập. Tập bước. Tập đạp. Tôi đã mua từ Amazon một chiếc xe đạp chân. Tôi đặt xe đạp trước xe lăn rốt buộc bàn chân trái Y. vào bàn đạp bằng một băng vãi cứu thương. Sau đó tôi quay và Y. đếm. Tôi phải quay vì ch6an phải Y. không đủ mạnh để đạp nhiều vòng. Y. đếm khi tôi quay. 150 vòng cho mỗi lần tập. Hai lần một ngày. Đó là chưa kể những lần tập đi. Khi thì vào nhà bếp để xúc miệng đánh răng, khi thì vào nhà vệ sinh. khi thì ra phòng khách… Trước lần bị mini stroke, Y. tấn bộ rõ rệt. Nhưng sau khi bị lần thứ hai, thì mọi sự quay lại từ bắt đầu… Tôi không còn rũ Y ra xe lái đi chơi. Tôi cũng không cần mang Y để đi chùa nữa. Y. bắt đầu mang diaper. Y. nghe lời khuyên của bạn. Để giúp tôi khỏi bị thức dậy nhiều lần trong đêm. Dù Y. bảo rất khó chịu, không thoải mái để tiếp tục giấc ngủ.
Với giải pháp này, tôi có thể ngủ thẳng giấc. Nhưng thật ra, khoảng 1 AM là tôi lại thức dậy như một phản xạ tự nhiên. Và lại vào phòng Y. xem có thể giúp gì không.
2.
Mấy hôm nay tôi cứ bị hai chữ Phùng Thăng ám ảnh. Tôi đã viết xong tiểu sử của chị, nhưng chẳng bằng lòng chút nào. Bao nhiêu câu hỏi cứ được đặt ra, và tôi cần phải biết để làm mạnh thêm giòng chữ của mình. Chị tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Thăng sinh năm 1943. Đúng. Học Đệ nhất C năm 1960 tại trường Quốc Học. Đúng. Vì năm ấy tôi cũng học đệ nhất ban B, lớp cùng một dãy, và cùng một hành lang. Chị là em Phùng Khánh. Đúng. Chị là dịch giả tài hoa. Đúng. Nhưng mà hành trình của chị thì tôi không thể nắm vũng. Nguyễn thị Ngọc Nhung kể là chị học trường trung học Trần Hưng Đạo ở Đà Lạt, trong những năm đầu của bật trung học. Như vậy năm nào chị học Đồng Khánh? Nguyễn Đắc Xuân kể chị học cùng một năm 1961 ở đại học Huế. Và ni cô Chơn Không kể là Phùng Thăng là một người nữ sinh viên Vạn Hạnh rất tích cực trong việc làm những công tác từ thiện, đã mở lớp học dạy trẻ em đánh giày tại Bàn Cờ, đã tình nguyện bay ra Trung trong năm 1964, 1965 để cứu trợ đồng bào nạn nhân tại những vùng hẽo lánh mất an ninh. Trong khi đó trong danh sách thầy cô của trường trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc lại ghi tên Phùng Thăng là giáo sư Anh văn. Tôi không thể nhắm mắt viết bừa. Như “nhà nghiên cứu” NĐX bảo là chị bị tử nạn trên đường vượt biên vì bị hải tặc giết.
Nhưng mà tôi cần gì để thắc mắc về những chi tiết đó. Tôi không cần phải kê rõ, bởi vì tên PT đã trở thanh bất tử. Dịch phẩm Câu chuyện một Dòng Sông, Bắt Trẻ Đồng Xanh, Buồn Nôn, Lão Ngư Ông và Biển Cả, Sói đồng hoang, chị đã để lại cho thế hệ chúng tôi, và thế hệ bây giờ những viên ngọc quí, cùng với Phùng Khánh, Chơn Hạnh, và riêng chị. Tên chị được nhắc nhở như là một người góp công rất lớn trong việc tô bồi đấp dựng một nền văn học miền Nam thời chiến đầy lẫy lừng để tôi phải ngẫng đầu tự hào: Dù miền Nam bị mất nhưng văn học miền Nam vẫn trường tồn sống mãi…
Nội bao nhiêu đó chị cũng được chúng ta để trong trái tim một nỗi tri ân.
Huống hồ, cuộc đời chị cuối cùng như thế này:
Công tằng tôn nữ Phùng Thăng và con gái Trần Nguyễn Thường Nga.
chết tại Kampuchia vàongày 10.06 năm Ất Mão (1975.
Chết bị mất xác. Chết có thể bị bắn viên đạn AK vào đầu. Hay bị đóng đinh như ngày xưa Chúa bị đóng đinh. Chết có thể bị trói chặt mẹ với con vào nhau rồi bị đập vào sọ như lời kể của một “đảo trưởng” với người phóng viên về một ngôi mộ vô danh giữa hàng hàng đầu lâu sọ người chôn dưới những gốc dừa hay vùi dưới bãi cát của đảo Koh tang – nơi bọn Pol Pot bắt những người vượt biển và dân Thổ Chu giải về vào tháng 5 -1975. Đồng thời còn thấy cả những chứng tích về sự có mặt của bọn Tàu Cọng cố vấn:
.
….Anh (đảo trưởng Đức) chỉ một ngôi mộ nhỏ:
– Đây là mộ của hai mẹ con xấu số. Khi ra đảo, anh em đào công sự phát hiện ra. Chúng chỉ vùi cát sơ sài. Chúng trói chặt đứa trẻ vào mẹ. Người mẹ và đứa trẻ bị đập vỡ sọ.
…Chúng tôi qua bãi lau rậm, đi trên chiếc cầu gỗ bắc qua hồ nước rồi vòng ra chân đồi. Ở đây có những căn nhà lợp ngói. Một kiểu nhà sàn bốn mái, xung quanh lát gỗ, cầu thang bằng ximăng. Kiểu nhà này là nguyên dạng cấu trúc nhà ở mà người ta thường thấy ở Trung Quốc.
– Đây là nhà của các cố vấn Trung Quốc.
– Sao anh biết?
– Biết chứ! Giấy tờ, tư trang và cả thư của họ để lại mà.
Phía trước căn nhà sàn bốn mái ấy là một dãy hầm bêtông nửa mái nổi. Dãy hầm này mới xây xong khoảng năm 1978, rêu phủ một lớp xanh sẫm ở bậc lên xuống.
Chui vào hầm còn thoảng mùi vôi vữa. Dãy hầm có bốn ngăn. Mỗi ngăn chứa gần 10 người. Ngăn nào cũng có lỗ châu mai hướng ra biển.
Trong số giấy căn cước đã nhàu nát, mối xông, thấm nước, vứt rải rác quanh khu nhà bốn mái này, tôi còn đọc được những địa danh, phần lớn là Thổ Chu, những căn cước khác có ghi rõ quê quán nạn nhân ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Vinh…
(trích từ Đây, chứng tích thảm sát Koh Tang, ký sự bốn kỳ của Bùi văn Bóng, nguồn: Tuoitre Mobile, ngày 10-1-2014)