Mới đó TQBT đã 13 năm…
Có phải báo “đất” chuyên về văn học nghệ thuật bây giờ trở thành một món hàng phù phiếm chẳng ai ngó ngàng?
Tôi không biết, mà biết để làm gì chứ khi TQBT không phải là tạp chí thương mai cần số lượng độc gỉa càng nhiều càng tốt. Khi làm việc với IBM, tôi dùng ngôn ngữ SAP trong một hệ thống SAP để chạy những báo cáo về mức độ tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, sự tiên đoán về tương lai trong vòng ba tháng… để công ty có thể ước tính và quyết định mức độ sản xuất…
Họ cần thật. Bởi vì họ làm ăn mua bán. Còn tạp chí TQBT này, có gì đâu để mà cần. Có gì đâu để mà có một sự ràng buộc ?
13 năm. Thời gian quá ngắn đối với tôi, khi thấy mình trên ngưỡng cửa thất thập. Tuổi thanh xuân đã bị bỏ phí. Tuổi trung niên thì bị tù tội, và lo cơm áo ở xứ người. Đến khi tuổi sắp về chiều mới bắt đầu làm điều mình mơ ước. Ban đầu 5 người chủ trừong, bàn lui bàn tới, người ý này, kẻ ý kia, mới biết rằng làm một việc gì, tốt nhất là đừng kết bè kết đảng, nhất là đảng đó bao gồm những nhà văn nhà thơ – thừong tự ái nhất trần gian. .Cọng vào đó, thời gian tuổi tác và cuộc sống đã cướp đi nhiều cây viết cọng tác. Còn nữa. Khuynh hướng đọc và viết ngày nay chuyển qua NET. Cái gì cũng Net. Bài vở gởi đến TQBT phần lớn phải dành cho NET trước hết. It ai chịu bố thí cho một tạp chí ba tháng ra một số cái quyền ưu tiên đi bài trước khi đưa lên NET. Bằng chứng chủ đề NXH do Damau.org đề xướng được tấp nập người người hưởng ứng trong khi đó chủ đề Văn chương Blog của TQBT thì dù gởi tận thùng thư, hay “năn nỉ” cũng “gởi gió cho mây ngàn bay” hay hứa rồi quên… Chán thật.
Trách là trách ông bạn NLU của tôi. Khi không ông xúi tôi làm chủ đề Văn chươing Blog, để tôi phải lao tâm và khổ trí…
Nhưng trách thì ít còn cám ơn thì nhiều. Cám ơn nhờ vào chũ đề, tôi mới có dịp nhìn vào thế giới mạng, mới hiểu về một nền văn học trẻ, đầy sức sống, cuồn cuộn chảy. Tôi mới có dịp theo dõi những ưu tư thao thức của lớp trẻ trước những ngột ngạt khó thở ở trong nước. Blog chính là nơi để “sống và viết”.
PHần lớn người đọc TQBT ở lớp tuổi già. Ít ra tạp chí này, và chủ đề kỳ này, cũng là dịp để “thế hệ chiến tranh” chúng tôi nhìn về “thế hệ hòa bình” và ngược lại. Đó là niềm mong ước vô biên của chúng tôi. .
Stroke và bác sĩ
Bệnh họan cần bác sĩ để chửa trị. Hay ngược lại bác sĩ là người chửa trị bệnh họan. Nhưng đối với một căn bệnh như bệnh stroke, bác sĩ không thể chửa trị. Mà chửa trị bằng phương pháp physical therapy hay speech therapy. Bác sĩ chỉ cho thuốc để ngăn ngừa. Ví dụ thuốc lỏang máu, hay thuốc giảm độ đường hay cao huyết áp, hay dư mở – những chứng bệnh có thể dẫn đến stroke.
Tôi chính là người chửa trị ấy. Mỗi ngày tôi tập Y. đi từ nhà ngoài ra nhà trong. Mỗi ngày tôi nhìn xuống bàn chân trái, thấy bàn chân không cân bằng, tôi điều chỉnh lại. Mỗi ngày ngay từ khi đở Y. xuống giường, tôi để cái gậy có bốn chấu, và bắt đầu sửa lại bàn chân trái, và hô một hai ba, như nhịip đi của lính. Mỗi ngày tôi mong ước vô biên có một phép lạ. Tôi đọc nhiều tài liệu. Tôi nghe nhiều lời khuyên. Tôi đã order ngay bên Hông Kông ba viê tể Ôn Ngưu Hoàn gì gỉ đó, mỗi viên $180, mà người trong nước đồn nhau là linh dược. Tôi cũng đã đưa Y. đi chắm cứu… Nhưng tất cả đều hoài công. Tôi cúi sát đời tôi xuống bàn chân trái, cánh tay trái, có khi lòng òa lên niềm vui khi thấy bước chân kia đi vững vàng hơn, nhưng lòng như miếng lụa bị xé khi thấy một hôm chân bước kia không thể bước dễ dàng mà phải lê trên nền… Bác sĩ không thể giúp gì. Thuốc quí cũng không thể mở lại một sợi dây thần kinh bị nghẻn…
Trừ cánh tay của tôi và niềm tin của người bệnh.
Có phải vậy không ?