Lại về một câu hỏi….

Cuối cùng tôi đã vất khoảng 50 bìa màu với một số đã ép phim laminate. Tôi đã design bìa  với  tấr cả những hăm hở  của một người chủ trương tạp chí TQBT sau một thời gian vắng bóng nay tiếp tục cuộc lữ hành. Nào là những vấn đề văn học thời chiến để có thể nói về một sự ô nhiểm hiện nay: Xem văn chương thời chiến miền Nam là văn chương đô thị. Về một tập tiểu lụận hiếm quí mà một thân hữu đã chụp lại và gởi tặng. Tôi đã in những giòng mời gọi thật kêu: Appendix. Introduction to Vietnamese poetry by Ly Chanh Trung. Published by  Ministry of national education, SG 1960, mà không ngoài mục đích là đập vào mắt  những bạn trẻ hay người ngoại quốc đọc một tiểu luận giới thiệu về văn chương nước tôi. Tôi sẽ làm cho những ai nghĩ là tạp chí sẽ đóng cửa, sẽ không bao giờ  ra lại vì cái khổ nạn  khắc nghiệt của nhà tôi , kéo theo tôi hiện nay.

Tôi sẽ làm.  Người cựu lính thám kích sẽ không bao giờ bỏ cuộc đâu.

Tôi ghét cay ghét đắng khi phải dùng tấm gương của ông triết gia này, ngài  văn hào nọ, vị anh hùng kia  phủ lên bóng mình.

Cái bóng tôi không đủ sao. Cái bóng trên trường sơn, dưới duyên hảim cái bóng làm trâu ngựa trong trại khổ sai, cái bóng ngay tôi tốt nghiệp được AT&T đến trường mướn, cái bóng lao công đào binh, cái bóng chùi vệ sinh, nhặt băng vệ sinh phụ nữ để tiếp tục đi học….

Tôi phủ cái bóng họan nạn nhưng ngọt ngào hạnh phúc của Y. lên đời tôi.

Và từ đó, tôi đứng lên. Như bàn tay phải của Y.  vịn vào thanh sà, vừa  nhắm mắt, vừa  dùng sức cố kéo cả thân mình dậy khỏi giường.  Phải gắng đến ba bốn lần mới may ra, ngồi được dậy.

Vậy thì tại sao tôi lại không vịn Y. để mà cho tạp chí TQBT hồi sinh khi Y. muốn ?

***

50 bìa, ít ra cũng tốn khoang 59  đô la, vì mực màu laser quá đắc, vì phim ép lạnh cũng quá đắc. Vậy mà tôi đành bỏ.

Bỏ không thương xót.

Bia 56 old_1

Tôi bỏ là phải. Bởi vì tập tiểu luận đã cho tôi nhiều câu hỏi.  Nhưng có một câu hỏi mà tôi bận tâm nhất, là lở một bạn trẻ nào muốn hỏi nguyên tác của  một bài thơ được trích dịch trong tập tiểu luận này thì tôi biết trả lời  làm sao.  Introduction to vietnamese poetry là hàng chữ  chỉ để lòe, vì nó là tiếng Anh, vì nó chứng tỏ tác giả học cao, nhưng cái ruột chắc gì bảo đảm giá trị.

Tôi đã làm việc cho IBM và AT&T hơn hai mươi năm.  Boss là người Mỹ, và nhân viên hầu hết là người Ấn Độ hay Á Châu.  Boss nhận lệnh từ cấp trên, và chỉ thị chúng tôi phải nghiên cứu và thực hiện. Mỗi một dự án, cả  nhóm họp hành liên miên, dùng team brain để cố hoàn thành tốt đẹp dự án. Boss chỉ chỉ tay và thay mặt để nói chuyện với cấp trên.
Vậy đó. Boss là Mỹ vì boss nói tiếng Anh tiếng Mỹ như là first language. Còn chúng tôi không thể là boss vì tiếng Anh tiếng Mỹ là second language.

Vậy đó, khi tác giả viết tập tiểu luận bằng tiếng Việt: Giới thiệu về thơ Việt Nam, thì có lẽ ít ai tìm đọc. Nhưng khi viết bằng tiếng Anh, thì sách được giữ gìn khắp cả thế giới. Bằng cớ ?
Thử google serach “introduction to vietnamese poetry” bạn sẽ thấy tập sách này được giữ  ít nhất là 7  thư viện đại học Mỹ.  Chưa kể bên Úc.

Tôi đã bỏ một số bìa  mà tôi đã tốn nhiều công sức và tiền bạc. Bìa màu laser color, phim ép. Tôi phung phí tiền bạc công sức một cách vô ích.  Tôi biết vậy. Nhưng mà tôi phải làm. Phải buôc làm.

Bởi vì ngay cả tôi  vẫn có câu hỏi thì  tại sao tôi lại mang thắc mắc đến những người khác.

Có phải vậy không?

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading