Văn học đô thị ???? (bài ba)

Cụm từ  “Văn học đô thị”  đã được khai sinh từ  những bộ não chất chứa máu me, giai cấp, tín điều trước 1975. Đô thị ở đấy là ổ điếm, phòng trà. Với văn học, đô thị có nghĩa là hiện sinh, sản phẩm văn hóa đồi trụy, ổ vi trùng văn hóa… Một cụm từ được đặt ra, và trăm ngàn cái loa được khuyếch đại, trong khi xung quanh là hàng rào tre,  bức tường đá, hay mức màn aắt phong tỏa, khiến  cho những người trong cuộc, dù thao thức cách mấy, cũng không thể tiếp cận được sự thật của nền văn học miền Nam trong thời chiến tranh.

Để rồi, cụm từ ấy như một nhản hiệu thuốc. Đau đầu là Tylenol, Advil. Nói đến văn học miền Nam là nghĩ ngay đến văn học đô thị.

Ngay cả sau 1975.

Những tiểu luận về lý luận, phê bình văn học, mang phân tâm học, mang Freud,Nietzsche, Sartre, ra mổ xẻ khi nhận định một vài tác giả sống và viết ở  Saigon như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn văn Trung, Lê Tuyên, Phạm Công Thiện v.v… với những sáng tác sách vở  hay tiểu luận mà họ chụp được hay lượm được sau trận phần thư  ác nghiệt, hay bổn cũ xào lại, thêm thắc cho mới. Hễ nhắc đên họ là  nhắc đến Hiện sinh nôn mữa, thân xác nhầy nhụ, nỗi chán nản buồn rầu như kiểu bonjour tristesse…

Họ không hiểu,  là một  khi cái bóng hung bạo  của con quái vật chiến tranh chụp  phủ xuống bầu trời  miền Nam,  thì thành phố, đô thị hay rừng núi, sông ngòi, kênh rạch, lầu cao hay mái lá,  thẩy đều mang những điều bất trắc. Đó là lý do tại sao tạp chí Văn, lại có một chủ đề là   “Thơ Văn Có Lửa” tạp chí Văn vào năm 1964.

Họ không biết một người như Nguyên Sa mà họ xem như cột trụ trong cái gọi là “văn học đô thị” đã viết về cái đô thị mà ông ta sống và viết như sau:

“Chúng ta bị kéo vào đây. Nhà văn già này không còn yên chí lớn vì quá tuồi động viên vì con nó, em nó, cháu nó đã lần lượt được gọi lên đường. Nhà văn trẻ kia, thoạt đầu khoái trá mong người này đi lính, mong người kia bị kêu, bây giờ cũng tới lượt nó đến trung tâm nhập ngũ. Chiền tranh đã xen vào cuộc đời ta đó. Cuộc đời ta ở tiền đồn, nó là tiếng đại bác đánh thức dậy giữa điểm ngon. Cuộc đời ta trong thành phố: nó là những con đường bị quần nát bởi quân xa, nó là những chị em mà ta đau xót nhìn vì khòng nuôi nấng nổi. Chiến tranh đã bước vào bữa cơm hàng ngày càng ngày càng se thắt. Chiến tranh đã lần vào cuộc đi dạo buổi tối, mỗi ngày một ít. Làm sao chọ giữ được tâm hồn bình an. Tâm hồn ta còn bình an,  còn phẳng lặng lắm, nếu chỉ là  thương sót thẩy. Chúng tôi những người viết lách cũng chán nhiều thứ. Chán không muốn nghĩ tới triết lý hiện sinh. Chán không muốn viết tùy bút. Chán không muốn làm thơ tình ái, làm thơ của tuổi mười ba. Lấy vợ, làm thơ gửi cho em thay thiếp báo hỷ. Khỉ đã “tam thập nhi lập”, làm thơ  của tình yêu đàn ông ba mươi tuổi. Nhưng khi nó,  cuộc chiến tranh ghê gớm đó, . xen vào từng mạch máu, có mặt trong bữa ăn hàng ngày, trong khi hơi thở buổi sáng vừa thức giấc, tâm hồn bị rung động đến cỗi rễ. Thi ca bị rung động đến cỗi rễ.. Tư tưởng bị rung động đèn cỗi rễ. Đêm gác xác một người bạn, tôi nghĩ thơ của mình có làm người tuổi trẻ  này ngồi dậy được không. Ngày chỉ dẫn cho một quả phụ thể thức lãnh tiền tử tuất thơ có làm cho nỗi đau khổ đó vơi đi được không. Những tư tưởng đau xót và bất lực về chiến tranh đó như một ngọn lửa được ném vào bãi cỏ khô… “.

(trích từ  Nguyên Sa:  Văn nghệ trong việc làm khỏe dân tộc. tạp chí Nghiên Cứu Văn Học,  không rõ năm, chúng tôi đoán   là số 2  năm 1967)

PTDC0546

%d bloggers like this: